Đại học Hoa Sen – HSU

Xoá “mù bơi” và “làm kinh tế thể thao” tại Việt Nam liệu có quá khó?

Để có thể tìm hiểu sâu hơn về phương pháp giải quyết những vấn đề đáng lo ngại trên, chúng tôi đã có buổi trò chuyện cùng TS. Nguyễn Thị Hiền Thanh – Giám đốc Trung Thể thao trường Đại học Hoa Sen, Trưởng đề án ngành Kinh tế thể thao.

Đuối nước là một trong những vấn đề rất đáng lo ngại khi chính chúng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Theo thông tin được thống kê từ Cổng thông tin điện tử Bộ GD-ĐT mỗi năm vẫn xảy ra nhiều trường hợp đuối nước với các đối tượng chính là trẻ em, cướp đi mạng sống của hơn 5.000 trẻ em mỗi năm.

TS Nguyễn Thị Huyền Thanh – GĐ trung tâm Thể thao Đại học Hoa Sen.

Hiện nay, vẫn còn nhiều trẻ em chưa biết bơi, đặc biệt là các em nhỏ ở vùng nông thôn hoặc các em nhỏ sống trong gia đình  điều kiện kinh tế khó khăn. Điều này dẫn đến nguy cơ cao khiến cho trẻ có thể bị đuối nước khi tự do, thoải mái tắm sông, hồ mà không có người lớn bên cạnh. Đồng thời, vẫn còn rất nhiều gia đình chưa thực sự chú trọng đến việc hướng dẫn con em mình về cách phòng tránh đuối nước. Đây cũng là một trong những điều làm gia tăng nguy cơ tử vong và gây ra những hậu quả đáng tiếc cho các gia đình thiếu quan tâm đến trẻ nhỏ, bởi bơi là kỹ năng sinh tồn từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ.

TS. Nguyễn Thị Hiền Thanh – Giám đốc Trung Thể thao trường Đại học Hoa Sen, Trưởng đề án ngành kinh tế thể thao

Để có thể tìm hiểu sâu hơn về phương pháp giải quyết những vấn đề đáng lo ngại trên, chúng tôi đã có một buổi trò chuyện cùng TS. Nguyễn Thị Hiền Thanh – Giám đốc Trung Thể thao trường Đại học Hoa Sen, Trưởng đề án ngành kinh tế thể thao và được mọi người biết đến là “Bà trùm” kinh doanh thể thao khi thị trường Sài Gòn còn bỏ ngỏ. Ngoài ra, chị còn được biết đến là một vận động viên tham gia nhiều giải Điền kinh quốc tế mở rộng, gương mặt đại diện sáng giá cho 3 bộ môn thể thao: đẩy tạ, ném lao, ném đĩa của thập niên 90 và những chia sẻ của chị về “ Ngành kinh doanh – kinh tế thể thao tại Việt Nam”.

Cơ duyên nào đã dẫn chị đến hành trình phát triển những hoạt động “xóa mù bơi” ở trẻ em?

Sau khoảng thời gian vào năm 1992 khi chị giải nghệ thi đấu, chị đã chuyển sang công việc giảng dạy tại trường học. Ngôi trường đầu tiên mà chị giảng dạy chính là trường THPT Marie Curie. Vào khoảng năm 1994 chị đã biết đến hình thức “kinh doanh thể thao” nên cũng từ đó mà chị bắt đầu tổ chức những khóa học bơi lội cho các trường học THPT, đưa học sinh đến Cung văn hóa Lao động học bơi, đây cũng chính là bước đệm đầu tiên mang lại sự thành công cho chị thực hiện những hoạt động thể thao vì cộng đồng hay còn gọi cho vui là “xóa mù bơi”. Chị đã bắt đầu lên kế hoạch triển khai phổ cập kiến thức bơi lội và tránh đuối nước cho các em học sinh tại các trường THCS và THPT nhằm hướng đến những giá trị tốt đẹp và lợi ích cho cộng đồng.

Ngoài dạy học tại trường chị nghĩ cần phải làm gì để giảm thiểu việc trẻ em bị đuối nước?

Thiết nghĩ việc phổ cập dạy bơi cho trẻ em hiện nay là vần đề cấp bách, phải được quan tâm hàng đầu, cả xã hội chung tay xây dựng kế hoạch một cách bài bản không thể của riêng ngành nào. Việc phổ cập bơi trong các trường học là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Dù đã được đề nghị đưa vào nội dung học chính thức nhưng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, bơi lội vẫn chỉ là môn học tự chọn. Nhiều năm qua, mục tiêu phổ cập bơi cho trẻ em vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng đáng báo động này, ngày 2/5/2022, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 398/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, thực hiện hiệu quả các giải pháp về phòng, chống đuối nước cho trẻ em, trong đó, công điện đặc biệt nhấn mạnh việc phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước đến từng trường, lớp học, từng học sinh, đặc biệt trước mỗi kỳ nghỉ hè; đẩy mạnh phong trào dạy bơi an toàn cho học sinh trong trường học.

Hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có công văn chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai công tác phòng, chống đuối nước cho học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Đến nay, hầu hết các địa phương đều có đề án hoặc thực hiện thí điểm việc phổ cập bơi cho trẻ em. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn rất nhiều khó khăn khiến kết quả chưa như mong đợi.

Để tháo gỡ những khó khăn trên, nhiều ý kiến đề xuất đưa môn bơi thành môn học bắt buộc trong nhà trường hoặc yêu cầu học sinh phải có chứng chỉ bơi trước khi tốt nghiệp bậc tiểu học hoặc phổ thông cơ sở. Tuy nhiên, với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay, việc quy định bơi là môn bắt buộc trong chương trình chính khóa là khó khả thi.

Hình ảnh dạy bơi tại một trường THCS trên địa bàn TP HCM.

Theo chị ngành kinh doanh thể thao nếu đi đúng hướng sẽ tạo nên nguồn kinh tế như thế nào? Và thể thao Việt Nam vẫn bị coi là ngành kinh tế phi lợi nhuận (ngành tiêu tiền), đặc biệt là trong những năm gần đây khi thành tích thể thao Việt Nam có nhiều khởi sắc thì chúng ta nhận được rất nhiều sự quan tâm của Doanh nghiệp vào đầu tư, tuy nhiên thực tế cho thấy chúng ta lại thiếu rất nhiều nhân tài, chuyên gia về kinh tế thể thao. Vậy xin hỏi chị ngành kinh tế thể thao có những điểm nổi bật gì để thu hút nguồn nhân lực?

Mô hình kinh doanh thể thao sẽ mang lại giá trị về kinh tế cao nếu như được triển khai đúng hướng. Trong những năm gần đây, nhu cầu tham gia học tập hoạt động thể thao bơi lội tại trường đã tăng lên đáng kể. Đây là cơ hội để “kinh doanh thể thao” phát triển và đầu tư dạy bơi lội tại các trường học.

Việc đầu tư dạy bơi lội tại các trường học không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh nguy cơ đuối nước ở trẻ em. Đặc biệt, việc dạy bơi lội sẽ giúp các em học sinh trở nên tự tin, có khả năng bơi lội tốt hơn và nâng cao nhận thức về an toàn.

Có thể nói, kinh tế thể thao là ngành hái ra tiền và được xem là ngành công nghiệp thể thao vì nó liên kết với các ngành kinh tế khác cúng phát triển. Điểm nổi bật để thu hút nguồn nhân lực ngành kinh tế thể thao là nhà nước phải xây dựng hành lan pháp lý cho kinh tế thể thao phát triển và phải xem lĩnh vực kinh doanh thể thao là một trong yếu tố quan trọng trong nền kinh tế quốc dân bởi lẻ chính thể thao không chỉ mang lại sức khỏe, hình ảnh thương hiệu mà còn tạo ra giá trị kinh tế rất tiềm năng. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có trường đại học nào đào tạo chuyên ngành Kinh tế thể thao để tạo ra nguồn nhân lực thật sự chuyên nghiệp cung cấp cho thị trường này. Trong xu thế phát triển toàn cầu hóa, Đại học Hoa sen là đơn vị đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có đào tạo ngành kinh tế thể thao với một mong muốn là sẽ đào tạo ra những sinh viên chuyên nghiệp về lĩnh vực Kinh doanh thể thao. Hy vọng đây là luồng gió mới thổi vào ngành TDTT nói chung, đại học Hoa Sen sẽ là nơi đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu nguồn lực đang khan hiếm trong lĩnh vực Kinh tế thể thao cho Việt Nam. Ngoài ra, giúp cho các VĐV chuyên nghiệp đỉnh cao sau khi hoàn thành nhiệm vụ cống hiến cho nước nhà có cơ hội khởi nghiệp và có thể làm giàu từ chính danh tiếng thương hiệu cá nhân.

Vai trò là Giám đốc Trung tâm Thể thao tại Trường ĐH Hoa Sen, chị có thể cho biết định hướng sắp tới của chị, giúp thể thao bơi lội đến gần hơn với sinh viên?

Hiện nay, tại Trung tâm thể thao trường đại học Hoa Sen có đưa môn bơi lội là môn thể thao tự chọn trong chương trình GDTC. Bắt đầu vào năm học mới thì sẽ có cuộc khảo sát đầu năm cho tất cả tân sinh viên nhập học, Trung tâm sẽ kiểm tra khả năng bơi lội cho tất cả sinh viên, sau đó phân lại nếu sinh viên vượt qua 25m và biết đứng nước 3 đến 5 phút thì xem như vượt qua phần sát hạch là được chọn các môn thể thao khác. Còn các sinh viên không đạt yêu cầu buộc phải chọn ít nhất 1 tín chỉ học môn Bơi lội. Ngoài ra, Trung tâm thể thao Hoa Sen ký kết hợp tác với Liên đoàn Thể thao dước nước, thành lập CLB chèo Sup tổ chức hàng tuần tại TT. TDTT Thanh Đa cho sinh viên đăng ký tham gia. Đây cũng là sân chơi tiếp xúc môi trường nước, tạo sự năng động và trải nghiệm rất được giới trẻ thành phố yêu thích.

Học kinh tế thể thao có khác gì với những trường Đại học như Đại học thể thao hay những trường học chuyên về đào tạo thể thao thưa chị?

Hiện nay, nếu học về ngành kinh tế thể thao thì các bạn sẽ trở thành cử nhân kinh tế thể thao chuyên kinh doanh về các lĩnh vực thể thao, còn với các trường đào tạo chuyên nghiệp thì sẽ đào các ngành: Giáo dục thể chất, Huấn luyện viên thể thao, Y sinh học thể thao và Quản lý thể thao. Đây là điểm khác biệt của trường đại học Hoa Sen với các ngành của trường đại học khác. Đối với  ngành kinh tế thể thao, chỉ cần các bạn có tố chất đam mê kinh doanh, tư duy sáng tạo, kiên trì, dám nghĩ dám làm thì với ngành học sẽ mang lại cơ hội rất tốt cho các bạn sinh viên. Hiện nay đối với ngành kinh tế thể thao thì các bạn sẽ học theo tổ hợp môn là AOO, AO1 hoặc DO1, DO3 và DO9. Chương trình đào tạo 120 tín, thời gian đào tạo từ 3 đến 3,5 năm. ngoài kiến thức cơ bản là chương trình đại cương, cơ sở ngành của ngành kinh tế như Quản trị dự án, Quản trị chiến lược, , Nguyên lý kế toán,…thì sinh viên còn được học khối kiến thức chuyên ngành như: Quản lý các tổ chức thể thao, Quản lý công trình thể thao, Quản lý tài chính thể thao, Tổ chức và Quản trị sự kiện thể thao, Marketting và Tài trợ thể thao… đây là những môn học chuyên về Kinh tế thể thao, giúp cho các bạn sinh viên có đầy đủ kiến thức liên quan tới Kinh doanh thể thao.

Hiện tại việc làm của các bạn sinh viên sau khi ra trường được hầu hết quan tâm, vậy xin chị cho biết với ngành học Kinh tế thể thao thì cơ hội việc làm của các bạn sinh viên sẽ ra sao?

Với cá nhân tôi, tôi chúc mừng tất cả các bạn sinh viên khi lựa chọn ngành kinh tế thể thao để theo học vì đây là một ngành học có xu thế đi trước đón đầu vì hiện tại nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển rất nhanh cùng với các ngành kinh tế khác trong tương lai ngành kinh tế thể thao của Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Vì hiện nay Việt Nam đang khan hiếm về nguồn lực ở lĩnh vực kinh doanh thể thao mà lâu nay chúng ta đang bỏ ngỏ. Chính vì thế các bạn sinh viên chọn ngành kinh tế thể thao là các bạn chọn được hướng đi đúng đắn nhất và bên cạnh đó các bạn sinh viên khi ra trường có thể khởi nghiệp kinh doanh ở những ngành nghề hoạt động đào tạo, huấn luyện thể thao hoặc kinh doanh lĩnh vực cung cấp các dịch vụ thể thao cho người tiêu dùng thể thao. Ngoài ra, các bạn sinh viên khi tốt nghiệp ra trường với ngành học Kinh tế thể thao, các bạn có nhiều cơ hội kinh doanh ở nhiều vị trí nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ngoài môn thể thao bơi lội xin chị cho biết thêm một số mô hình thể thao khác mà chị chuẩn bị triển khai tại trường Đại học Hoa Sen?

Theo định hướng phát triển quốc tế hóa hoàn toàn vào năm 2025, trường ĐH Hoa Sen xây dựng mô hình kinh doanh tự chủ theo hướng kinh tế thể thao, với Trung tâm thể thao Hoa Sen được thành lập trong trường đại học, đây là dấu mốc nhằm phát triển thể chất cho sinh viên thông qua nhu cầu tập luyện của nhiều môn thể thao phù hợp với sự yếu thích, từ đó sinh viên sẽ có động cơ tự rèn luyện bỏ được thói quen coi viêc học GDTC là môn bắt buộc nhàm chán, làm sinh viên có tư tưởng “học qua môn”. Hiện nay, tại trường ĐH Hoa Sen đã tiên phong đưa các môn thể thao thi đấu tại Seagames vào trong chương trình giảng dạy GDTC cho sinh viên như: Golf, Bóng Chày, Hocky, Kickboxing, Muay, Dance,…

TRẦN MẠNH ÚT - CT LIÊN ĐOÀN TTDN. TRONG BUỔI KÝ KẾT HỢP TÁC VỚI HSU

Được mệnh danh là “bà trùm” kinh doanh dịch vụ thể thao tại đất Sài Thành, chị đã trải qua những thăng trầm, khó khăn như thế nào, xin chị chia sẻ thêm về điều này và tại sao chị lại có biệt danh như vậy?

“Bà trùm” nghe vui ghê. Tôi nhớ vào thập niên 90, ở thành phố chưa quan tâm nhiều đến thể thao quần chúng cũng như ít sân chơi để cung cấp các loại hình dịch vụ thể thao dành cho giới trẻ tham gia trải nghiệm. Tại thời điểm đó, ngoài môn học Thể dục trong chương trình của Bộ có môn bơi lội là môn tự chọn. Lúc đầu vì đam mê thể thao và mong muốn mang lại cho giá trị của môn bơi lội cho mọi người, nhưng với một cá thể như tôi chỉ biết tìm đến gặp các Thầy cô dạy Thể dục tại các trường THCS, THPT trên thành phố để xin hợp tác và đưa học sinh đến Cung Văn hóa Lao động để học bơi: THPT Marie Curie, LQĐ, Telemant, LTHG, TKN,…lâu dần số lượng trường đăng ký tham gia học nhiều hơn, không dừng ở đó tôi đã mở rộng quy mô lấn sân sang các trường đại học và cao đẳng.

Để có được bề dày về quản lý trong việc kinh doanh dịch vụ đào tạo, bản thân tôi gặp không ít khó khăn trong việc thuyết phục BGH cho phép việc đưa học sinh, sinh viên ra khỏi trường, vì việc đưa các em ra ngoài trường rất khó cho công tác quản lý học sinh và sợ rủi ro trong suốt quá trình bơi dưới nước và việc đưa đón.

Xin cảm ơn chị về buổi chia sẻ khá thú vị này, hy vọng các bạn sinh viên sau khi đọc được những chia sẻ rất dễ hiểu và cụ thể của chị sẽ có nhiều quyết định và lựa chọn tốt nhất cho bản thân mình nếu các bạn còn đang phân vân về ngành học Kinh tế thể thao.

Nguồn: Báo Doanh nghiệp Hội nhập

Facebook Youtube Tiktok Zalo