Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ – Trung
Liệu Việt Nam có thể vun đắp mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ mà không giẫm lên chân Trung Quốc?
Đầu năm 1833, một phái đoàn Mỹ do Edmund Roberts dẫn đầu đã tới Việt Nam trên chiếc chiến hạm nhẹ USS Peacock neo đậu tại vịnh Vũng Lắm, ngoài khơi tỉnh Phú Yên ngày nay. Với tư cách là một “phái viên đặc biệt” của Tổng thống Andrew Jackson, Roberts đã đề xuất ký kết một hiệp định thương mại với nhà Nguyễn nhưng sứ mệnh không hoàn thành do những hiểu lầm từ rào cản ngôn ngữ và chính sách bế quan tỏa cảng lúc bấy giờ của Việt Nam gây ra.
Hai nước đã phải mất 166 năm sau mới có thể đi đến một hiệp định thương mại song phương. Nhiệm vụ dang dở của Roberts là một trong nhiều cơ hội bị bỏ lỡ, mà ngay từ ngày đầu hai bên bắt đầu có những sự tiếp xúc, đã ngăn cản Việt Nam và Mỹ tạo dựng một mối quan hệ vững chắc hơn.
Thế kỷ 20, việc các tương tác kinh tế nghèo nàn cùng những điều kiện bất lợi trong thời kỳ Chiến tranh lạnh đã càng đẩy hai nước rời xa nhau. Việt Nam đã không may mắn khi ở giữa một cuộc đối đầu chiến lược cam go giữa hai khối Đông – Tây khi Chiến tranh lạnh diễn ra mạnh mẽ hơn vào những năm 1950. Khi các chiến sĩ Cộng sản Việt Nam đánh bại quân Pháp và tiến tới thống nhất cả nước vào năm 1954, họ đã vấp phải một chính sách kiềm chế chống cộng sản của phương Tây mà Mỹ là người đứng đầu. Trong khi đó, khối Cộng sản tiếp nhận Việt Nam như một “tiền đồn chống chủ nghĩa đế quốc” ở Đông Nam Á. Cuối cùng, Việt Nam và Mỹ đã rơi vào một cuộc chiến khốc liệt để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa trong lịch sử hai nước.
Xem tiếp tại đây
Theo Lê Hồng Hiệp (American Review Magazine) – Trâm Anh dịch
(Nguồn: Tuanvietnam.net, 31/12/2012)