Vai trò của Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hiện nay
Vai trò của Logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong thời đại này là gì? Vì sao hai yếu tố này lại quan trọng trong việc thiết lập hệ thống kinh doanh hiệu quả? Sự kết hợp này có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng? Doanh nghiệp đủ năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường hay không? Cùng Đại học Hoa Sen tìm hiểu tất tần tật về vai trò của ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ngay sau đây.
Đôi nét về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là hai khái niệm quan trọng trong hoạt động kinh doanh và quản lý:
Logistics là gì?
Logistics, thường được hiểu là hậu cần, là các công việc quản lý, điều phối các hoạt động liên quan đến vận chuyển. Bao gồm lưu trữ, đóng gói và quản lý hàng hoá từ điểm xuất phát đến điểm đích. Mục tiêu của logistics là tối ưu thời gian và cắt giảm chi phí sản xuất. Qua đó đảm bảo hàng hoá được vận chuyển một cách an toàn và nhanh chóng đến tận tay khách hàng.
Logistics là các công việc quản lý, điều phối các hoạt động liên quan đến vận chuyển
Chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là quá trình lập kế hoạch, triển khai, theo dõi cùng quản lý tất cả các hoạt động tương quan đến việc vận chuyển hàng hoá. Từ bước nguyên liệu nhập kho đến bước cuối cùng là giao sản phẩm tận tay tín đồ tiêu dùng. SCM bao gồm toàn bộ các hoạt động trong chuỗi cung ứng. Từ việc thu mua nguyên liệu, sơ chế, đóng gói, vận chuyển đến bán sản phẩm và chăm sóc khách hàng.
Cả quản lý logistics và chuỗi cung ứng đều giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu cung ứng hàng hóa cho khách hàng nhanh chóng. Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các công ty đối thủ trên thị trường.
Vai trò của Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng giữ vai trò then chốt trong việc tối ưu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vai trò của Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp
Góp phần giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa hoạt động phân phối hàng hóa: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đóng góp đáng kể vào việc đơn giản hóa quá trình vận chuyển. Cắt giảm thời gian lưu giữ, vận chuyển và bảo quản hàng hoá. Bằng việc ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, logistics giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động phân phối, góp phần giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm nguồn lực: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng giúp đảm bảo sự kết nối đồng bộ giữa từng khâu trong quy trình sản xuất. Đảm bảo vận chuyển hàng nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể nguồn lực, hiệu quả kinh doanh nhờ đó được nâng cao.
Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp: Logistics giúp doanh nghiệp cung cấp hàng hoá và dịch vụ kịp thời. Trong khi đó, quản lý chuỗi cung ứng tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa các khâu của chuỗi sản xuất và cung ứng dịch vụ, từ nơi cung cấp đến sản phẩm cuối cùng. Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh so với các công ty đối thủ.
Lợi ích của việc áp dụng Quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp
Đáp ứng nhu cầu khách hàng nhanh chóng và hiệu quả: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng giúp tạo dựng niềm tin và uy tín cho khách hàng. Bằng việc cam kết sản phẩm được giao đến đúng thời hạn, chất lượng được đảm bảo và dịch vụ đa dạng. Quản lý chuỗi cung ứng cam kết rằng, từng bước trong quy trình sản xuất và cung ứng hàng hoá được thực hiện chuyên nghiệp, từ khâu sản xuất, quản lý tồn kho, giao nhận đến xử lý đơn đặt hàng.
Gia tăng tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sự linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Logistics giúp tối ưu hoá quá trình vận chuyển, đóng gói và quản lý lô hàng. Đảm bảo hàng hoá được vận chuyển một cách an toàn và nhanh chóng từ nơi sản xuất đến tận tay khách hàng cuối cùng.
Kiểm soát tốt hơn hàng tồn kho: Việc áp dụng các phương pháp quản lý kho chuyên nghiệp, logistics giúp hạn chế tổn thất và thất lạc hàng hóa. Doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát hàng tồn kho tốt hơn.
Ngành nghề nào cần đến Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Vai trò của Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trong lĩnh vực sản xuất: Trong quá trình sản xuất, quản lý chuỗi cung ứng và logistics đóng vai trò then chốt đối với việc tối ưu hoá toàn bộ quá trình sản xuất. Từ việc nhập kho nguyên vật liệu sản xuất cho đến cung cấp sản phẩm hoàn chỉnh. Sự quản lý tốt chuỗi cung ứng giúp nâng cao năng suất, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tầm quan trọng của hai lĩnh vực này trong thương mại điện tử: Sử dụng Logistics và quản lý chuỗi cung ứng trong ngành thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có khả năng tối ưu quy trình hoạt động. Từ khâu sắp xếp và quản lý kho đến quá trình đóng gói và giao nhận hàng hoá. Không chỉ giúp mọi yêu cầu của khách hàng được xử lý nhanh chóng và đáp ứng kịp thời. Hai yếu tố trên còn là nền tảng giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh chuyên nghiệp và định vị thương hiệu trong ngành.
Ứng dụng trong các ngành bán lẻ, dược phẩm, thực phẩm,…: Trong lĩnh vực bán lẻ, dược, mỹ phẩm việc ứng dụng quản lý logistics và chuỗi cung ứng sẽ giúp đảm bảo việc lưu giữ, phân phối và quản lý sản phẩm được hiệu quả. Việc này đảm bảo rằng sản phẩm được giao đúng thời điểm, đúng hạn và đảm bảo chất lượng. Qua đó tạo sự an tâm và niềm tin đối với khách hàng.
Tiềm năng và thách thức của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trong tương lai
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có rất nhiều tiềm năng trong thời đại công nghệ số, tuy nhiên cũng đối diện với không ít thách thức.
Thách thức
Sự can thiệp của công nghệ: Một trong những thách thức phải kể đến là sự can thiệp của công nghệ trong quản lý hoạt động logistics. Công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo ngày càng được ứng dụng rộng rãi nhằm cải thiện năng suất và đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng. Việc áp dụng các công nghệ mới sẽ cắt giảm nhân lực không cần thiết. Điều này sẽ rất có lợi nếu doanh nghiệp biết tận dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh.
Sự đa dạng hóa trong kinh doanh: Trong bối cảnh thị trường phát triển một cách mạnh mẽ cùng sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử và mô hình kinh doanh online; khách hàng ngày càng đòi hỏi sự chỉn chu như yêu cầu dịch vụ phải nhanh – gọn – lẹ, linh hoạt và có thể theo dõi thông tin hàng hóa trực tuyến; Tất cả đòi hỏi dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng cần đạt được sự linh động và có tốc độ cao.
Để đương đầu với những thử thách trên, doanh nghiệp cần phải linh hoạt thích nghi. Từ việc áp dụng công nghệ mới cho đến các hình thức hợp tác với đối tác và nhà cung cấp.
Tiềm năng
Nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng cao: Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới cùng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng cao, vai trò của Logistics và chuỗi cung ứng ngày càng quan trọng. Các doanh nghiệp có thể tận dụng tiềm năng này bằng việc đầu tư vào công nghệ thông tin, nâng cao khả năng quản trị và phát triển mô hình kinh doanh linh hoạt.
Rút ngắn thời gian và chi phí: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng luôn tìm ra các giải pháp và công nghệ phù hợp nhằm tối ưu quá trình vận chuyển. Từ quản lý kho bãi, quản lý bán hàng đến dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng. Điều này giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian và chi phí. Đồng thời gia tăng hiệu quả và tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.
Vai trò của Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là không thể phủ nhận đối với việc tạo ra ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Bởi vì giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh nên ngành học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực. Đại học Hoa Sen tự tin là một trong những trường đào tạo ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng tốt nhất, cung cấp những kiến thức vững chắc nhất. Đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm đương tốt mọi vị trí trong ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.