Ngành Logistics: Ngành học dẫn đầu, mức lương hấp dẫn
Theo đánh giá của các chuyên gia, logistics là ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất tại Việt Nam, với tốc độ bình quân từ 14-16%/năm, quy mô 40-42 tỷ USD/năm. Việt Nam xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Điều này mở ra nhiều cơ hội việc làm khiến ngành logistics trở thành ngành học xu hướng. Cùng Đại học Hoa Sen giải mã bí mật ngành logistics là gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao và mức lương ngành logistics như thế nào mà hấp dẫn nhiều bạn trẻ đến vậy nhé!
Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì? Mức lương hấp dẫn ngành logistics
1. Ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Hiểu đơn giản, logistics là quá trình điều phối và quản lý nguồn nhân lực trong các hoạt động vận tải. Những đối tượng chịu sự tác động của logistics có thể kể đến: hàng hóa, thông tin, con người, tài chính và địa điểm vận chuyển,…
Trong khi đó, quản lý chuỗi cung ứng là một phạm trù rộng hơn việc lưu kho, vận chuyển. Cụ thể, chuỗi cung ứng cơ bản của một doanh nghiệp sản xuất bao gồm những đầu việc sau: hoạch định nhu cầu, thu mua nguyên vật liệu, sản xuất và cuối cùng mới đến khâu vận chuyển.
Nhìn chung, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có phạm vi hoạt động rất rộng, quản lý một mạng lưới kết nối giữa các doanh nghiệp trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng.
2. Học logistics ra làm gì?
Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu theo báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi năm 2022. Chính vì thế, cơ hội việc làm cho cử nhân ngành Logistics được đánh giá là nhiều tiềm năng.
Học logistics ra trường làm công việc gì?
Cụ thể, sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành logistics có nhiều lựa chọn nghề nghiệp đa dạng. Một số vị trí công việc cụ thể như:
- Quản lý kho hàng
- Chuyên viên khai báo chứng từ, thủ tục hải quan
- Chuyên viên kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu
- Chuyên viên thu mua lĩnh vực logistic
- Nhân viên giao nhận hàng hóa
- Chuyên viên thanh toán quốc tế
- Nhân viên tư vấn, hỗ trợ khách hàng
Tìm hiểu chi tiết logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra làm gì? Tương lai rộng mở không?
3. Ngành Logistics: Ngành học dẫn đầu, mức lương hấp dẫn
Theo số liệu của VLA (Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam), Việt Nam hiện có khoảng 30,000 doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics và E-logistics, trong đó bao gồm 4,000 doanh nghiệp nước ngoài. Mức lương cụ thể của ngành này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như năng lực, kinh nghiệm, cấp bậc, vị trí công việc, trình độ học vấn hay môi trường làm việc,…
Logistics là một trong những ngành có mức lương khởi điểm hấp dẫn
Cụ thể, có thể chia mức lương của ngành logistics theo 3 yếu tố phổ biến là: kinh nghiệm, cấp bậc và môi trường làm việc.
3.1. Mức lương theo kinh nghiệm
Mức lương khởi điểm của các ứng viên ngành logistics khi mới ra trường hay chưa có kinh nghiệm sẽ dao động ở khoảng 7 – 8 triệu/ tháng. Ở thời điểm này, mục đích chính của các ứng viên là học hỏi và nâng cao tay nghề của mình, chính vì thế đây được xem là mức lương tương đối ổn định.
Đối với những người đã có từ 2 – 5 năm kinh nghiệm trở lên, mức lương trong ngành này sẽ tăng lên con số 10 -15 triệu/ tháng – 30 triệu/tháng.
3.2. Mức lương theo cấp bậc
Ở cấp nhân viên, mức lương của bạn sẽ dao động từ 7 – 10 triệu/ tháng. Con số này sẽ được nâng lên khoảng 15 – 20 triệu nếu bạn leo lên vị trí quản lý, trưởng phòng. Và khi bạn ở vị trí giám đốc bộ phận, mức lương sẽ tăng lên từ 30 – 45 triệu/ tháng.
3.3. Mức lương theo môi trường làm việc
Khi xét mức lương ngành logistics theo môi trường làm việc, sẽ có 2 trường hợp phổ biến đó là công ty trong nước và ngoài nước. Khi làm việc trong công ty Việt Nam, mức lương của bạn sẽ dao động từ 10 – 35 triệu/ tháng. Còn ở công ty nước ngoài, con số này sẽ dao động từ 400$ đến 7.000$, một mức lương có thể nói rất cao so với thị trường việc làm hiện tại.
4. Ngành logistics học trường nào?
Logistics là một trong những ngành hot nhất hiện nay, do đó số lượng các trường đại học đào tạo ngành này cũng tăng lên đáng kể trong nhiều năm trở lại đây. Điều này khiến cho các bạn trẻ khi quyết định theo đuổi ngành logistics phân vân, không biết nên chọn môi trường học tập như thế nào để phát triển bản thân tốt nhất.
Đại học Hoa Sen (HSU) tự hào là một trong những trường đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Đại học Hoa Sen đạt chuẩn kiểm định chất lượng FIBAA Thụy Sỹ. Các môn học luôn ưu tiên tính thực hành ứng dụng và bám sát với tình hình thực tế tại các doanh nghiệp.
Đại học Hoa Sen là một trong những trường đào tạo ngành logistics hàng đầu khu vực phía Nam.
Nhà trường chú trọng tính thực hành và đề cao khả năng tư duy độc lập, do đó trong quá trình học tập tại trường, sinh viên có thể lựa chọn các môn học tự chọn để tăng tính thích ứng. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng còn được nhận thêm chứng chỉ FIATA (chứng chỉ quốc tế về Logistics do Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế cấp) có giá trị vĩnh viễn trên toàn cầu.
Sinh viên được tham quan, khảo sát thực tế các phương thức vận tải hàng hóa (bằng đường biển, đường hàng không, đường tàu lửa, chuyên chở hàng hóa bằng container…), đồng thời học cách đóng gói, xếp dỡ hàng hóa, cách khai báo hải quan để được thông quan hàng xuất – nhập khẩu qua việc sử dụng hệ thống khai báo hải quan điện tử VINACCS.
Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp kỹ năng chuyên môn quan trọng như kỹ năng tính toán, kỹ năng phân tích thị trường và xây dựng chiến lược, kỹ năng tiếng Anh và công nghệ thông tin,… cùng các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian.
Thí sinh đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến, in phiếu đăng ký xét tuyển tại đường dẫn http://xettuyen.hoasen.edu.vn
Tham khảo thêm thông tin về Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của Đại học Hoa Sen tại đây.