Đại học Hoa Sen – HSU

Ngành Tâm lý học là gì? Mức lương, cơ hội việc làm khi ra trường

Tâm lý học là một trong những ngành khoa học nghiên cứu về hành vi, tư duy và cảm xúc của con người. Ở thời đại mà sức khỏe tinh thần ngày càng được quan tâm, ngành Tâm lý học không chỉ giúp con người thấu hiểu bản thân mà còn có tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, kinh doanh, công nghệ và truyền thông. Với nhu cầu nhân lực ngày càng tăng, học ngành Tâm lý học đang trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ.

Nếu bạn đang cân nhắc theo đuổi ngành Tâm lý học, bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về ngành học, từ chương trình đào tạo, cơ hội nghề nghiệp đến triển vọng phát triển trong tương lai.

Tâm Lý Học Là Gì?

Tâm lý học (Psychology) là ngành khoa học nghiên cứu về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của con người và cách con người tương tác với môi trường xung quanh. Ngành này bao gồm nhiều lĩnh vực như tâm lý học lâm sàng, tâm lý học giáo dục, tâm lý học xã hội, tâm lý học tổ chức – doanh nghiệp, và tâm lý học tội phạm.

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), tâm lý học nhằm mục đích hiểu, giải thích và dự đoán hành vi, đồng thời ứng dụng kiến thức này để cải thiện sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, ngành Tâm lý học được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực:

  • Y tế và chăm sóc sức khỏe: Tư vấn tâm lý, trị liệu tâm lý, hỗ trợ bệnh nhân vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu.
  • Giáo dục: Hỗ trợ học sinh, sinh viên phát triển tư duy, phương pháp học tập hiệu quả, và giải quyết các vấn đề tâm lý học đường.
  • Doanh nghiệp: Tối ưu hóa tuyển dụng, đào tạo nhân viên, phát triển văn hóa doanh nghiệp và nâng cao động lực làm việc.
  • Công nghệ và trí tuệ nhân tạo: Ứng dụng trong thiết kế giao diện người dùng, phát triển chatbot AI, và nghiên cứu hành vi người tiêu dùng.
Để phát triển trong ngành tâm lý học, bạn cần học cách kiên nhẫn, khéo léo xử lý vấn đề và giao tiếp hiệu quả

Để phát triển trong ngành tâm lý học, bạn cần học cách kiên nhẫn, khéo léo xử lý vấn đề và giao tiếp hiệu quả

Với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, các vấn đề tâm lý ngày càng gia tăng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là nguyên nhân gây suy giảm sức khỏe lớn thứ hai trên toàn cầu. Bên cạnh đó, nhu cầu về chuyên gia tâm lý đang tăng mạnh trong nhiều lĩnh vực, từ y tế, giáo dục đến doanh nghiệp.

Vì vậy, tâm lý học không chỉ là một ngành nghiên cứu học thuật mà còn có tính ứng dụng cao, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần cho cộng đồng.

Ngành tâm lý học học những môn gì?

Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện về tâm lý con người, từ lý thuyết đến ứng dụng thực tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được tiếp cận với các khối kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu, bao gồm tâm lý học nhận thức, tâm lý học phát triển, tâm lý học xã hội và các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học.

2.1. Kiến thức nền tảng

Trước khi đi vào các chuyên ngành cụ thể, sinh viên sẽ được học các môn đại cương để xây dựng tư duy khoa học và nền tảng kiến thức xã hội:

  • Nhập môn Tâm lý học
  • Triết học, Xã hội học
  • Thống kê trong Tâm lý học
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Tâm lý

2.2. Các môn chuyên ngành cốt lõi

Đây là nhóm môn giúp sinh viên hiểu sâu về tâm lý con người, từ nhận thức, cảm xúc đến hành vi:

  • Tâm lý học phát triển
  • Tâm lý học nhận thức
  • Tâm lý học xã hội
  • Tâm lý học nhân cách
  • Sinh lý thần kinh và hành vi

2.3. Các môn ứng dụng

Những môn học này giúp sinh viên phát triển kỹ năng thực hành, ứng dụng kiến thức tâm lý vào các lĩnh vực cụ thể như giáo dục, y tế, kinh doanh và quản trị:

  • Tham vấn và trị liệu tâm lý
  • Tâm lý học giáo dục
  • Tâm lý học lâm sàng
  • Tâm lý học tổ chức – nhân sự
  • Tâm lý học hành vi tiêu dùng

2.4. Thực tập và nghiên cứu

Ngoài các môn học lý thuyết, sinh viên sẽ tham gia các dự án nghiên cứu, thực tập tại bệnh viện, trường học, doanh nghiệp hoặc các tổ chức phi chính phủ để áp dụng kiến thức vào thực tế.

Bạn có thể tùy chọn môn học tâm lý học nâng cao theo định hướng nghề nghiệp của bản thân ở một lĩnh vực yêu thích

Bạn có thể tùy chọn môn học tâm lý học nâng cao theo định hướng nghề nghiệp của bản  thân ở một lĩnh vực yêu thích

Đối với sinh viên đại học từ năm thứ 3 trở đi sẽ được chọn một số môn học nâng cao theo định hướng nghề nghiệp riêng, chẳng hạn như chuyên ngành tham vấn trị liệu chuyên giải quyết các mối quan hệ xã hội và khó khăn trong tâm lý cá nhân; hay tham vấn hướng nghiệp Bên cạnh việc trau dồi những môn học chuyên ngành, để trở thành một nhà tâm lý học xuất sắc, bạn cần phải trau dồi những kỹ năng như:

  • Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu, thông cảm cho cảm xúc của người khác.
  • Kỹ năng giao tiếp, khả năng diễn đạt thông suốt, có thể thuyết phục người nghe một cách khéo léo.
  • Khả năng chịu đựng áp lực và kiên trì giúp đỡ thân chủ tìm ra được phương hướng đúng để giải quyết khó khăn.

Học ngành Tâm lý Học xét khối gì?

Ngành Tâm lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về tâm trí, hành vi và các quá trình tâm lý của con người. Để theo học ngành này, thí sinh cần biết các tổ hợp môn xét tuyển phù hợp.​

Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Tâm lý học:

  • Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học​
  • Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh​
  • Khối B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn​
  • Khối B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh​
  • Khối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý​
  • Khối C14: Toán, Ngữ văn, Giáo dục công dân​
  • Khối D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh​
  • Khối D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga​
  • Khối D03: Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp​
  • Khối D04: Toán, Ngữ văn, Tiếng Trung​
  • Khối D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh​

Trường Đại học Hoa Sen xét tuyển ngành Tâm lý học thông qua các tổ hợp môn:​

  • Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • Khối D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
  • Khối D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • Khối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý

Việc lựa chọn tổ hợp môn phù hợp sẽ giúp thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển và thành công trong quá trình học tập ngành Tâm lý học.

Những Tố Chất Nào Phù Hợp Học Tâm Lý Học

Với các đặc trưng đã nêu ở trên, ngành học này yêu cầu người học cần có những phẩm chất và kỹ năng nhất định. Sau đây là một số tố chất cơ bản cần thiết mà bạn cần rèn luyện khi theo đuổi ngành:

  • Khả năng lắng nghe và thấu hiểu: Một nhà tâm lý học giỏi không chỉ giỏi phân tích mà còn biết cách lắng nghe một cách sâu sắc. Lắng nghe không chỉ dừng lại ở việc nghe bằng tai mà còn là sự thấu hiểu cảm xúc và suy nghĩ của người đối diện.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Giao tiếp là một trong những yếu tố cốt lõi giúp các chuyên gia tâm lý có thể kết nối với thân chủ, giúp họ cởi mở hơn. Ngoài ra, khả năng truyền đạt vấn đề rõ ràng, dễ hiểu cũng giúp ích rất nhiều trong quá trình tư vấn và trị liệu.
  • Sự kiên nhẫn và tinh thần vững vàng; Những người làm trong ngành tâm lý thường phải đối diện với những câu chuyện đau buồn, những ca bệnh tâm lý phức tạp. Vì vậy, sự kiên nhẫn và tinh thần vững vàng giúp họ duy trì sự chuyên nghiệp, không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến quá trình làm việc.
  • Tư duy phân tích và khả năng giải quyết vấn đề: Tâm lý học không chỉ dựa trên trực giác mà còn là một ngành khoa học yêu cầu tư duy phân tích sắc bén. Việc nhận diện vấn đề, phân tích nguyên nhân và đề xuất hướng giải quyết là những kỹ năng quan trọng giúp các chuyên gia tâm lý có thể hỗ trợ thân chủ một cách hiệu quả.
  • Sự nhạy bén với cảm xúc: Khả năng nhận biết và đánh giá trạng thái cảm xúc của người khác là một trong những kỹ năng quan trọng trong ngành Tâm lý học. Một nhà tâm lý giỏi cần có khả năng quan sát biểu cảm, hành vi để hiểu rõ hơn về thân chủ của mình.
  • Đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm: Những người làm việc trong lĩnh vực tâm lý học cần tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức nghề nghiệp. Điều này bao gồm việc giữ bí mật thông tin của thân chủ, không áp đặt quan điểm cá nhân và luôn đặt lợi ích của thân chủ lên hàng đầu.
  • Đam mê nghiên cứu và học hỏi: Tâm lý học là một ngành luôn phát triển với nhiều nghiên cứu mới được cập nhật thường xuyên. Vì vậy, những ai có tinh thần học hỏi, đam mê nghiên cứu sẽ có nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực này.

Nếu bạn có phần lớn những tố chất trên, ngành Tâm lý học có thể là lựa chọn phù hợp cho bạn. Tuy nhiên, ngoài tố chất sẵn có, quá trình học tập và rèn luyện trong môi trường đại học sẽ giúp bạn phát triển thêm các kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực này.

Nhu Cầu Nhân Lực Trong Tâm Lý Học

Theo thống kê của Bộ Y tế, khoảng 14,9% dân số Việt Nam, tương đương gần 15 triệu người, đang phải đối mặt với ít nhất một trong mười rối loạn tâm thần phổ biến. Trong đó, các rối loạn như trầm cảm và lo âu chiếm tỷ lệ cao, ảnh hưởng đến khoảng 5-6% dân số. Đặc biệt, ở trẻ em, tỷ lệ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần là khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em cần được hỗ trợ và can thiệp.

5.1. Gia tăng nhận thức về sức khỏe tâm thần – Nhu cầu tư vấn, trị liệu tăng cao

Trước đây, sức khỏe tâm thần là một chủ đề ít được quan tâm tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng của các vấn đề tâm lý như căng thẳng, trầm cảm, rối loạn lo âu, và hội chứng kiệt sức (burnout) đã khiến nhu cầu về chuyên gia tâm lý ngày càng lớn.

  • Tỷ lệ mắc bệnh tâm lý tăng mạnh: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 4 người trên thế giới thì có 1 người gặp vấn đề về tâm lý trong đời. Tại Việt Nam, khoảng 14,9% dân số đang mắc các chứng rối loạn tâm thần (nguồn: WHO & Bộ Y tế Việt Nam).
  • Hậu quả từ áp lực xã hội: Cuộc sống hiện đại với áp lực từ công việc, tài chính, và mối quan hệ gia đình dẫn đến số lượng người mắc bệnh trầm cảm và lo âu ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong giới trẻ và người lao động.
  • Sự gia tăng tìm kiếm dịch vụ tâm lý: Theo khảo sát của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, nhu cầu tìm kiếm dịch vụ tham vấn, trị liệu tâm lý tại Việt Nam đã tăng hơn 200% trong vòng 5 năm.

5.2. Sự thiếu hụt nghiêm trọng nhân lực ngành tâm lý học tại Việt Nam

Mặc dù nhu cầu hỗ trợ tâm lý gia tăng, nhưng hiện nay ngành Tâm lý học tại Việt Nam vẫn chưa có đủ nhân lực để đáp ứng. Một số dữ liệu cho thấy:

  • Tỷ lệ bác sĩ tâm lý trên dân số thấp: Ở Việt Nam, tỷ lệ bác sĩ tâm lý và chuyên gia tham vấn chỉ đạt 1 người/100.000 dân, trong khi con số này ở các nước phát triển như Mỹ và Úc là 1/1.000 – 1/3.000 dân.
  • Nhân sự trong các bệnh viện và trung tâm y tế còn thiếu: Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước chỉ có khoảng 143 chuyên gia tâm lý lâm sàng, phục vụ hơn 14 triệu bệnh nhân có vấn đề về tâm thần.
  • Thiếu chuyên gia trong trường học: Việt Nam có hơn 23 triệu học sinh, sinh viên, nhưng chỉ có một số ít trường có phòng tham vấn tâm lý. Việc không có chuyên viên tâm lý học đường khiến nhiều học sinh không được hỗ trợ khi gặp khủng hoảng tâm lý.

5.3. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở ở nhiều lĩnh vực

Với nhu cầu nhân lực ngày càng tăng, cử nhân ngành Tâm lý học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

  • Tâm lý học lâm sàng: Làm việc tại các bệnh viện tâm thần, phòng khám trị liệu tâm lý, trung tâm hỗ trợ sức khỏe tâm thần.
  • Tâm lý học đường: Chuyên gia tư vấn học đường giúp học sinh vượt qua áp lực học tập, mâu thuẫn gia đình, định hướng nghề nghiệp.
  • Tâm lý học tổ chức – nhân sự: Các doanh nghiệp đang tìm kiếm chuyên gia tâm lý để quản trị nhân sự, đào tạo kỹ năng mềm và hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho nhân viên.
  • Tâm lý học tiêu dùng: Các chuyên gia phân tích hành vi khách hàng để phát triển chiến lược marketing, quảng cáo hiệu quả hơn.
  • Nghiên cứu tâm lý: Giảng dạy và nghiên cứu về tâm lý học tại các trường đại học, viện nghiên cứu.

5.4. Thách thức trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Dù ngành Tâm lý học có tiềm năng lớn, nhưng thực tế tại Việt Nam, số lượng cơ sở đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này vẫn chưa nhiều. Một số thách thức có thể kể đến như:

  • Chương trình đào tạo chưa chuyên sâu: Phần lớn các chương trình Tâm lý học ở Việt Nam tập trung vào lý thuyết, ít có cơ hội thực hành thực tế tại các bệnh viện hoặc doanh nghiệp.
  • Thiếu chuyên gia đào tạo: Việt Nam có rất ít giảng viên đạt trình độ tiến sĩ, thạc sĩ chuyên sâu về tâm lý học.
  • Định kiến xã hội về nghề tâm lý: Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ vai trò của chuyên gia tâm lý, dẫn đến việc chưa thực sự coi đây là một ngành nghề quan trọng như y học hay công nghệ.

5.5. Xu hướng phát triển và triển vọng nghề nghiệp trong tương lai

Với tốc độ phát triển hiện nay, ngành Tâm lý học tại Việt Nam được dự báo sẽ phát triển mạnh trong giai đoạn 2025-2035. Một số xu hướng quan trọng:

  • Sự quan tâm của chính phủ và doanh nghiệp: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh việc đưa tâm lý học đường vào các trường phổ thông.
  • Gia tăng dịch vụ tư vấn tâm lý trực tuyến: Sự phát triển của công nghệ giúp nhiều nền tảng tư vấn tâm lý online ra đời, tăng cơ hội việc làm cho các chuyên gia tâm lý.
  • Tích hợp tâm lý học vào nhiều ngành nghề khác: Tâm lý học đang dần trở thành một phần quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, marketing, chăm sóc khách hàng.

Với nhu cầu nhân lực ngày càng tăng, học ngành Tâm lý học không chỉ mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp mà còn đóng góp giá trị lớn cho xã hội. Nếu bạn yêu thích lĩnh vực này, đây là thời điểm lý tưởng để theo đuổi ngành Tâm lý học và phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Doanh nghiệp cần gì ở nhân sự ngành Tâm Lý Học?

Sự phát triển của công nghệ và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm lý đang thay đổi yêu cầu đối với nhân sự ngành này. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các chuyên gia tâm lý cần trang bị thêm các kỹ năng:

  • Kiến thức chuyên môn vững về tâm lý tổ chức – nhân sự, tâm lý học tiêu dùng, tham vấn tâm lý.
  • Kỹ năng ứng dụng thực tế, gồm phân tích dữ liệu tâm lý, lắng nghe – giao tiếp tốt, xây dựng chương trình đào tạo nhân viên.
  • Thái độ chuyên nghiệp, như đạo đức nghề nghiệp, tư duy phản biện, khả năng thích ứng linh hoạt.
  • Ứng dụng công nghệ: Sử dụng các công cụ trực tuyến để tư vấn tâm lý từ xa qua Zoom, Google Meet.
  • Nghiên cứu và phân tích dữ liệu tâm lý: Hiểu rõ hành vi con người dựa trên các nghiên cứu và số liệu khoa học.
  • Giao tiếp và xây dựng mối quan hệ: Khả năng thấu hiểu và kết nối với khách hàng, học sinh, nhân viên.

Khảo sát thực tế từ VietnamWorks (2024) cho thấy 60% doanh nghiệp đánh giá cao ứng viên có nền tảng tâm lý học khi tuyển dụng nhân sự, đặc biệt trong các lĩnh vực marketing, chăm sóc khách hàng và quản lý nhân sự.

Chia sẻ thực tế từ cựu sinh viên:

“Hãy bắt đầu từ những công việc nhỏ như trợ lý tư vấn, tham gia các dự án hỗ trợ tâm lý cộng đồng. Kinh nghiệm thực tế giúp bạn xây dựng sự nghiệp vững chắc.” 

— Nguyễn Hoàng Minh, cựu sinh viên Tâm Lý Học trường Đại học Hoa Sen, hiện là chuyên viên tư vấn tâm lý tại một trung tâm hỗ trợ sức khỏe tinh thần.

Cơ hội Nghề Nghiệp Trong Ngành Tâm Lý Học

Trong thời đại hiện nay, ngành Tâm Lý Học ngày càng được quan tâm nhờ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe tâm thần, phát triển cá nhân và địa phương. Dưới đây là những cơ hội việc làm tiềm năng mà sinh viên tốt nghiệp ngành Tâm Lý Học có thể theo đuổi.

6.1. Chuyên viên tư vấn tâm lý

  • Mô tả công việc: Chuyên cung cấp tư vấn và hỗ trợ tâm lý cho cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng. Họ làm việc trong các trung tâm tư vấn, bệnh viện, trường học hoặc các tổ chức phi lợi nhuận.
  • Thu nhập: 8 – 15 triệu VNĐ/tháng (mới ra trường); 20 – 30 triệu VNĐ/tháng (có kinh nghiệm).

6.2. Nhà tâm lý học lâm sàng

  • Mô tả công việc: Chịu trách nhiệm đánh giá, chẩn đoán và điều trị các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn nhân cách.
  • Thu nhập: 15 – 30 triệu VNĐ/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và chứng chỉ.

6.3. Tâm lý học giáo dục

  • Mô tả công việc: Hỗ trợ học sinh trong việc học tập và phát triển cá nhân tại trường học. Giáo viên tâm lý học giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và sức khỏe tâm thần cho học sinh.
  • Thu nhập: 10 – 20 triệu VNĐ/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và môi trường làm việc.

6.4. Nghiên cứu tâm lý

  • Mô tả công việc: Thực hiện các nghiên cứu về hành vi và tâm lý con người. Những chuyên gia này thường làm việc trong trường đại học, trung tâm nghiên cứu hoặc tổ chức phi chính phủ.
  • Thu nhập: 12 – 25 triệu VNĐ/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và môi trường nghiên cứu.

6.5. Tâm lý học tổ chức

  • Mô tả công việc: Áp dụng tâm lý học vào môi trường làm việc nhằm cải thiện hiệu suất làm việc, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và hỗ trợ nhân sự.
  • Thu nhập: 15 – 30 triệu VNĐ/tháng, tùy thuộc vào kinh nghiệm và quy mô doanh nghiệp.

Mức lương ngành Tâm lý học tại Việt Nam

Ngành Tâm lý học đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, với mức thu nhập có sự chênh lệch lớn tùy theo chuyên môn và kinh nghiệm. Theo khảo sát của Navigos Group (2024), mức lương trung bình trong ngành như sau:

Vị trí công việcMức lương trung bình/thángGhi chú
Sinh viên mới ra trường (Dưới 1 năm)7 – 10 triệuLàm việc tại các trung tâm tư vấn, hỗ trợ tâm lý học đường.
Chuyên viên tâm lý học đường (1 – 3 năm)10 – 15 triệuLàm việc tại trường học, tổ chức giáo dục.
Chuyên viên tâm lý lâm sàng (2 – 5 năm)15 – 25 triệuLàm việc tại bệnh viện, phòng khám tư nhân.
Chuyên viên tâm lý doanh nghiệp (2 – 4 năm)12 – 18 triệuLàm việc tại bộ phận nhân sự hoặc tư vấn phát triển cá nhân.
Nhà tâm lý học nghiên cứu (3 – 6 năm)18 – 30 triệuLàm việc tại các viện nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ.
Tâm lý gia trị liệu (5 – 10 năm)30 – 50 triệuThường làm tư vấn cá nhân, có chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm lâu năm.
Nhà tâm lý học làm việc tại công ty đa quốc gia (Trên 7 năm)2.000 – 5.000 USD (~50 – 120 triệu VNĐ)Tùy vào quy mô tổ chức và thị trường quốc tế.

Ngành Tâm lý học có mức lương khởi điểm từ 7 – 10 triệu/tháng và có thể lên tới trên 100 triệu/tháng đối với các chuyên gia hàng đầu. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở, đặc biệt trong lĩnh vực tâm lý lâm sàng, tư vấn trị liệu và tâm lý doanh nghiệp.

Học Tâm lý học tại Trường nào tốt tại TPHCM?

Nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường đào tạo ngành Tâm lý học chất lượng tại TP.HCM, Đại học Hoa Sen (HSU) là một trong những lựa chọn đáng cân nhắc. Trường cung cấp chương trình học hiện đại, ứng dụng thực tiễn cao và tạo cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho sinh viên.

Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học tại Đại học Hoa Sen

Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học tại HSU được thiết kế theo chuẩn quốc tế, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành chuyên sâu. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về tâm lý học, đồng thời rèn luyện các kỹ năng ứng dụng thực tế trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Những điểm nổi bật của chương trình học có gì?

  • Hệ thống môn học đa dạng: Chương trình bao gồm 142 tín chỉ, với 38 môn học chuyên ngành và tự chọn. Sinh viên sẽ học từ các môn cơ bản như “Lịch sử Tâm lý học”, “Tâm lý học Xã hội”, đến các môn chuyên sâu như “Tâm lý học trong Doanh nghiệp”, “Đạo đức trong Tâm lý học”.
  • Chuyên ngành đa dạng: Sinh viên có thể lựa chọn giữa hai chuyên ngành:​
  • Tham vấn trị liệu: Trang bị kiến thức và kỹ năng hỗ trợ thân chủ vượt qua các khó khăn tâm lý cá nhân.​
  • Tham vấn hướng nghiệp: Phát triển năng lực hỗ trợ thân chủ trong việc khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp.​
  • Thực hành và thực tập chuyên sâu: Sinh viên tham gia hai kỳ thực tập với tổng thời gian gần 600 giờ, bao gồm thực tập nhận thức (8 tuần) và thực tập nghề nghiệp (405 giờ tại cơ sở). Ngoài ra, sinh viên thực hiện hai đề án ứng dụng tâm lý vào môi trường sống và chuyên ngành.
  • Đội ngũ giảng viên chất lượng: Giảng viên được đào tạo tại Việt Nam và quốc tế, với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài.
  • Cơ hội học tập quốc tế: Sinh viên có cơ hội tham gia các chương trình liên kết quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh nghề nghiệp trong khu vực Đông Nam Á. ​

Với tổng cộng 142 tín chỉ, chương trình bao gồm các khối kiến thức và kỹ năng với cam kết dẫn đầu trong chất lượng cùng những điểm đột phá trong chương trình đào tạo, ngành Tâm lý học hướng đến việc phát triển nguồn nhân lực tâm lý chất lượng cao, có thái độ đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và năng lực chuyên môn toàn diện, có ưu thế cạnh tranh cao trong nghề cùng với khả năng hội nhập quốc tế và học tập suốt đời.

Từ năm thứ 3, sinh viên được chọn một số môn học nâng cao theo định hướng nghề nghiệp riêng của bản thân:

  • Hướng ngành Tham vấn Trị liệu: Trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức và kỹ năng để hỗ trợ đắc lực cho thân chủ giải quyết các mối quan hệ xã hội và những khó khăn về tâm lý cá nhân.
  • Hướng ngành Tham vấn Hướng nghiệp: Phát triển năng lực chuyên môn cho sinh viên để hỗ trợ đắc lực cho thân chủ một cách hiệu quả trong việc khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp.
  • Hướng ngành Tâm lý doanh nghiệp:  Lĩnh vực này tập trung vào việc cải thiện môi trường làm việc, tăng cường hiệu quả quản lý và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức. Sinh viên áp dụng các nguyên tắc tâm lý học để tối ưu hóa hiệu suất và sự hài lòng của nhân viên.

Với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu tối ưu hóa nguồn nhân lực, chuyên gia Tâm lý ngày càng được coi trọng, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho sinh viên theo đuổi lĩnh vực này.

image image image image