Đại học Hoa Sen – HSU

Review tất tần tật từ A đến Z ngành Kỹ thuật phần mềm

Kỹ sư phần mềm, phát triển ứng dụng được xem là một trong những ngành nghề hấp dẫn trong cuộc cách mạng công nghệ chuyển đổi số.  Đây cũng là một trong những ngành chuyên sâu của lĩnh vực công nghệ thông tin. Vậy cụ thể ngành kỹ thuật phần mềm là gì? Học những gì và ra trường làm gì? Cùng Đại học Hoa Sen làm rõ tất tần tật những vấn đề trên qua bài viết này nhé.

Review tất tần tật từ A đến Z ngành Kỹ thuật phần mềm

Ngành kỹ thuật phần mềm là gì? Review ngành kỹ thuật phần mềm chi tiết nhất

1. Ngành kỹ thuật phần mềm là gì?

Ngành kỹ thuật phần mềm (Software Engineering) là tập hợp những hoạt động liên quan đến nghiên cứu, lập trình, bảo trì và tiến hành nâng cấp các phần mềm của hệ thống máy tính. Mục đích của ngành kỹ thuật phần mềm hướng đến là cung cấp cho người dùng những ứng dụng, sản phẩm lập trình với độ hoàn thiện tốt nhất.

Kỹ thuật phần mềm là ngành có tính ứng dụng cao và xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội như: logistics, công nghệ thông tin, kinh doanh, giáo dục, giải trí, y tế,…

Những sản phẩm của kỹ thuật phần mềm hướng đến thỏa mãn những nhu cầu của người dùng

2. Ngành kỹ thuật phần mềm học gì?

Kỹ thuật phần mềm là ngành đòi hỏi người học phải có nền tảng vững chắc về toán học, logic và ngôn ngữ lập trình. Do đó, những kiến thức được giảng dạy của ngành này cũng sẽ mang tính chất của lĩnh vực khoa học ứng dụng.

Cụ thể, khi học ngành kỹ thuật phần mềm, bạn sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức từ đại cương đến các môn chuyên ngành như: Xác suất thống kê, toán rời rạc, giải tích, nhập môn lập trình, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, cơ sở dữ liệu,… Sau khi nắm rõ những kiến thức này, bạn sẽ biết cách để áp dụng vào quá trình tạo lập một ứng dụng và xử lý, khắc phục những vấn đề phát sinh của phần mềm.

Tốt nghiệp ngành kỹ thuật phần mềm, bạn sẽ có thể tự tin hoàn thành các công việc trong quá trình tạo lập phần mềm

Các môn học tiêu biểu của ngành kỹ thuật phần mềm chia thành 3 hướng chính:

  • Hướng ngành phát triển ứng dụng đa nền tảng: phát triển phần mềm ứng dụng, phát triển game, phát triển ứng dụng trên thiết bị di động, kỹ thuật thu thập yêu cầu phần mềm…
  • Hướng ngành phát triển web: Công nghệ và dịch vụ web, phát triển ứng dụng web trên nền tảng java, phát triển web front-end, phát triển web sử dụng framework…
  • Hướng ngành ứng dụng công nghệ mới: lập trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ blockchain, máy học, phát  triển ứng dụng internet of Things…

3. Học kỹ thuật phần mềm ra làm gì?

Hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực có tay nghề và kinh nghiệm trong lĩnh vực phần mềm đang rất lớn. Điều này đã góp phần mở ra cơ hội nghề nghiệp triển vọng cho cử nhân ngành kỹ thuật phần mềm. Dưới đây là những vị trí công việc hot nhất hiện tại dành cho ngành kỹ thuật phần mềm bạn có thể tham khảo:

3.1. Kỹ sư phần mềm

Công việc của kỹ sư phần mềm sẽ bao gồm giám sát, đánh giá quá trình sản xuất phần mềm, tiếp nhận thông tin sản phẩm, tiến hành bảo trì, nâng cấp và khắc phục lỗi phần mềm.

Kỹ sư phần mềm là công việc phổ biến nhiều người lựa chọn sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật phần mềm

3.2. Lập trình viên

Khi trở thành lập trình viên, công việc của bạn sẽ là viết mã nguồn cho các phần mềm, ứng dụng,… Để đảm nhiệm vị trí này, bạn cần phải có khả năng phân tích, xử lý số liệu, cùng với đó là tư duy sáng tạo, nhạy bén.

3.3. Kỹ thuật viên IT

Kỹ thuật viên IT sẽ đảm nhiệm những công việc như cài đặt, bảo trì, sửa chữa hệ thống phần mềm máy tính. Đồng thời, ở vị trí này bạn sẽ là người trực tiếp giải quyết, khắc phục các vấn đề về bảo mật và hướng dẫn người dùng cách sử dụng các phần mềm tiện ích.

3.4. Chuyên viên kiểm thử phần mềm

Chuyên viên kiểm thử phần mềm chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng và đảm bảo phần mềm hoạt động trơn tru trước khi đưa ra thị trường. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng lập trình cao và tính tỉ mỉ, cẩn thận trong các quá trình sản xuất phần mềm.

4. Kỹ thuật phần mềm học trường nào?

Để có một công việc tốt với mức lương hấp dẫn, bạn phải cạnh tranh với rất nhiều ứng viên khác. Và để có lợi thế trong “cuộc chiến” việc làm này, bạn phải chọn được cho mình một chương trình phù hợp để phát triển bản thân một cách tốt nhất.

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật phần mềm tại Đại học Hoa Sen (HSU) đạt chuẩn đánh giá ngoài AUN – QA, đảm bảo chất lượng bởi mạng lưới các trường học khu vực ASEAN.

Ngành kỹ thuật phần mềm tại Đại học Hoa Sen đào tạo theo hướng hiện đại, chú trọng ứng dụng vào thực tế và luôn đổi mới theo các công nghệ tiên tiến đến từ Microsoft, Google, Apple,… Trong suốt quá trình học tập tại trường, sinh viên sẽ được tiếp cận và tham gia vào các dự án nghiên cứu, trực tiếp giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đồng thời, sinh viên còn được thỏa sức thể hiện bản thân qua các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa và các chương trình, cuộc thi do trường tổ chức.

Đại học Hoa Sen là một trong những trường đào tạo kỹ thuật phần mềm hàng đầu khu vực phía Nam

Đặc biệt, cơ hội việc làm sẽ là điều bạn có thể an tâm khi học kỹ thuật phần mềm tại Đại học Hoa Sen. Theo thống kê từ nhà trường, sinh viên Hoa Sen có việc làm từ năm thứ 3 và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm là 100% với các công ty tuyển dụng tiêu biểu như TMA, Bosch Việt Nam, DXC, Global Cybersoft, NashTech, FPT, LogiGear, Nielsen Việt Nam…

Thí sinh đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến, in phiếu đăng ký xét tuyển tại đường dẫn http://xettuyen.hoasen.edu.vn

Tham khảo thêm thông tin về Ngành Kỹ thuật phần mềm của Đại học Hoa Sen tại đây.

Ưu đãi các chính sách học phí – https://www.hoasen.edu.vn/tuyensinh/hang-nghin-suat-uu-dai-cho-tan-sinh-vien-hoa-sen-khoa-2023/

image image image