Quản trị nhân lực: Nền tảng cho sự phát triển của mọi tổ chức, doanh nghiệp
Người làm nghề nhân sự phải am hiểu đặc thù và tính chất công việc thuộc các phòng ban khác của công ty để có những giải pháp, quyết sách phù hợp trong công việc. Người làm nghề nhân sự phải có những tố chất mới, phải tiên phong thay đổi nhằm đáp ứng bối cảnh hiện nay.
Trong mọi tổ chức, doanh nghiệp, con người luôn được đánh giá là tài sản quan trọng nhất. Phòng Nhân sự và người quản lý nhân sự luôn là cầu nối giao tiếp giữa ban lãnh đạo và tất cả thành viên trong công ty cũng như tìm kiếm, săn đón, giữ chân người tài để đảm bảo hoạt động doanh nghiệp, tổ chức được thực hiện và đem lại hiệu quả cao nhất. Nghề nhân sự vì vậy mở ra nhiều cơ hội thành công cho các bạn trẻ dám tự tin lựa chọn.
Tầm quan trọng của quản trị nhân lực và nghề nhân sự
Ngày nay, quản trị nhân lực (hay còn gọi là quản trị nhân sự) không chỉ gói gọn trong việc tính lương, phúc lợi hay tuyển dụng, đào tạo mà còn thể hiện trong việc “săn đầu người”, “đãi cát tìm người tài” và cao hơn là hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Người làm nghề nhân sự vì vậy phải am hiểu đặc thù và tính chất công việc thuộc các phòng ban khác của công ty để có những giải pháp, quyết sách phù hợp trong công việc.
Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào các sân chơi kinh tế toàn cầu thì càng đòi hỏi cách thức quản trị nhân lực của doanh nghiệp nội phải có những thay đổi phù hợp để cạnh tranh tốt với doanh nghiệp ngoại. Người làm nghề nhân sự vì vậy cũng phải có những tố chất mới, phải tiên phong thay đổi nhằm đáp ứng bối cảnh hiện nay. Có thể nói, nhân sự đang trở thành yếu tố “sống còn” đối với doanh nghiệp, bởi khả năng đem lại lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh lớn cho doanh nghiệp.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề trên, các doanh nghiệp đã có sự chuyển hướng trong tư duy, xác định quản trị nhân lực là vấn đề sống còn của doanh nghiệp bởi công tác này tạo ra thế ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ sự ổn định đó tạo tiền đề cho sự bứt phá của doanh nghiệp. Vì vậy giá trị của nghề nhân sự ngày càng tăng cao.
Nghề nhân sự: Không lo thiếu việc làm
So với trước đây, nhiều doanh nghiệp thường thành lập phòng Tổ chức hành chính hay phòng Tổng hợp với các chuyên viên kiêm nhiệm lĩnh vực nhân sự và hành chính thì xu hướng mới các doanh nghiệp đã tách riêng hai mảng công việc này thành các đơn vị độc lập. Do đó theo đuổi nghề nhân sự, ứng viên có thể làm việc tại nhiều vị trí trong doanh nghiệp, cụ thể: tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực; đánh giá thành tích – khen thưởng, lương bổng và phúc lợi; quan hệ lao động, quản lý hành chính; nghiên cứu thị trường lao động, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực. Vị trí cao nhất có thể đạt được là giám đốc nhân sự.
Số lượng doanh nghiệp trong nước và công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng đòi hỏi tuyển dụng nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực nhân sự. Theo số liệu thống kê từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số doanh nghiệp đăng ký thành lập cả năm 2016 đạt 110.100 đơn vị, lập kỷ lục mới, tăng 16,2% so với năm 2015. TP.HCM tiếp tục là đầu tàu kinh tế cả nước với số doanh nghiệp thành lập mới là 36.442 đơn vị. Tiếp đó, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 43,1%. Theo dự báo, số liệu này sẽ tiếp tục tiến triển tốt trong năm 2017 và các năm tiếp theo. Đây là tín hiệu vui cho các bạn trẻ tự tin lựa chọn nghề nhân sự để theo đuổi.
Xây dựng nền tảng kiến thức ngành quản trị nhân lực ở đâu?
Để thành công trong nghề nhân sự, ngoài việc xác định tố chất bản thân có phù hợp với ngành nghề hay không, các bạn trẻ cần lựa chọn nơi đào tạo có uy tín để theo học. Là đơn vị giàu kinh nghiệm trong đào tạo ngành quản trị nhân lực, Đại học Hoa Sen là địa chỉ phù hợp giúp các bạn trẻ hiện thực hóa mơ thành công trong nghề nhân sự.
Sinh viên Đại học Hoa Sen thuyết trình trong giờ học.
Đây là một trong năm ngành học tại Đại học Hoa Sen được ACBSP (Accreditation Council for Business Schools and Programs – Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh) của Mỹ đánh giá đảm bảo chất lượng theo chuẩn quốc tế. Với nội dung đào tạo chuyên sâu, gắn với thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng hai kỳ thực tập trong suốt thời gian học, sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực tự tin bắt tay vào làm việc ngay khi tốt nghiệp.
Nhà trường đã đầu tư phòng thực hành nhân sự (HR Lab) nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng phỏng vấn xin việc và tư vấn, hỗ trợ sinh viên khi gặp khó khăn trong công việc liên quan. Ngoài ra, các cuộc thi học thuật “Nhà nhân sự tài năng”, hội chợ việc làm là cơ hội giúp sinh viên trải nghiệm, thực hành các kỹ năng làm việc trong nghề nhân sự cũng như giới thiệu CV tới các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp.
Sinh viên Đại học Hoa Sen.
Bên cạnh việc cung cấp nền tảng kiến thức cho sinh viên trong lĩnh vực nhân sự, Đại học Hoa Sen còn kiến tạo môi trường năng động, giúp sinh viên phát huy tối đa năng lực, năng khiếu. Tiếng Anh cũng là một yếu tố được nhà trường trang bị và yêu cầu sinh viên đạt được nhằm giúp sinh viên hội nhập tốt cũng như gia tăng cơ hội nghề nghiệp lĩnh vực nhân sự trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Năm 2017, Trường Đại học Hoa Sen dành khoảng 60 chỉ tiêu cho ngành Quản trị Nhân lực và. Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01//D03, D09. Điểm trúng tuyển ngành Quản trị nhân lực năm 2016 cả NV1 và các NVBS là: 15 điểm.
Thông tin chi tiết, truy cập website: http://tuyensinh.hoasen.edu.vn Hoặc vào trang: https://www.facebook.com/HoaSenUni Liên hệ: Phòng Tư vấn Tuyển sinh – Đại học Hoa Sen
|
Tân Văn
(Nguồn: Dân trí)