Đại học Hoa Sen – HSU

Ngành Quan hệ công chúng: Học gì? Làm gì? Lương bao nhiêu?

Tại Việt Nam, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số, cùng với sự bùng nổ của truyền thông mạng xã hội, đã tạo ra nhu cầu lớn về nguồn nhân lực PR chuyên nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm các chuyên gia PR có khả năng xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả, xử lý khủng hoảng và tối ưu hóa hình ảnh thương hiệu.

Vậy ngành Quan hệ Công chúng là gì? Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị những kỹ năng nào? Cơ hội việc làm và mức lương ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ngành Quan hệ Công chúng (PR) là gì?

Ngành Quan hệ công chúng (Public Relations – PR) là một lĩnh vực thuộc nhóm ngành truyền thông, tập trung vào việc quản lý và duy trì hình ảnh, uy tín của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân trước công chúng.

Các chuyên gia PR sử dụng nhiều chiến lược và công cụ truyền thông để xây dựng mối quan hệ tích cực với các đối tượng liên quan, bao gồm khách hàng, đối tác, nhân viên và cộng đồng.

Mục tiêu chính của PR là tạo dựng và duy trì hình ảnh tích cực, đồng thời xử lý các tình huống khủng hoảng truyền thông một cách hiệu quả.

Quan hệ công chúng là cầu nối giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng, và cộng đồng.

Quan hệ công chúng là cầu nối giữa doanh nghiệp với đối tác, khách hàng, và cộng đồng.

Các hoạt động chính của ngành PR bao gồm:

  • Xây dựng chiến lược truyền thông: Lập kế hoạch và triển khai các chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu.
  • Tổ chức sự kiện: Quản lý và điều phối các sự kiện như họp báo, hội thảo, ra mắt sản phẩm, tài trợ sự kiện…
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông: Đưa ra giải pháp nhằm bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp khi gặp phải những thông tin tiêu cực.
  • Sáng tạo nội dung: Viết thông cáo báo chí, bài PR, quản lý nội dung trên các nền tảng truyền thông như website, mạng xã hội…
  • Quan hệ báo chí: Kết nối với các cơ quan truyền thông để truyền tải thông điệp của tổ chức đến công chúng một cách hiệu quả.
Học quan hệ công chúng, bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng để giải quyết các vấn đề, tình huống một cách linh hoạt.

Học quan hệ công chúng, bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng để giải quyết các vấn đề, tình huống một cách linh hoạt.

PR ngày càng trở nên quan trọng khi mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang thay đổi cách các thương hiệu giao tiếp với công chúng. Các tổ chức không chỉ cần duy trì hình ảnh tích cực mà còn phải sẵn sàng xử lý khủng hoảng thông tin nhanh chóng để bảo vệ uy tín.

Theo báo cáo của PRCA Việt Nam năm 2023, ngành Quan hệ công chúng tại Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng trung bình 12-15%/năm, phản ánh sự mở rộng của thị trường truyền thông và nhu cầu ngày càng cao về chuyên gia PR.

Những tố chất cần có khi học ngành quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng là công việc đòi hỏi bạn phải có khả năng xây dựng mối quan hệ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì thể, một chuyên viên PR được xem như là một cầu nối phát đi thông điệp đại diện cho một doanh nghiệp, cũng có khi đại diện doanh nghiệp xử lý các khủng hoảng hoặc triển khai các chiến dịch PR gia tăng hình ảnh thương hiệu. Để làm được điều đó, sinh viên ngành quan hệ công chúng cần hội tụ những tố chất sau:

Năng động, sáng tạo

Tính năng động và sáng tạo được xem là tố chất không thể thiếu ở một người hoạt động trong ngành quan hệ công chúng. Các tố chất này sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh những thay đổi của ngành PR cũng như sáng tạo trong những chiến dịch truyền thông tạo nên tiếng vang cho chiến dịch và gây đậm dấu ấn với nhóm đối tượng, cộng đồng.

Biết xây dựng thương hiệu cá nhân

Thương hiệu cá nhân chính là “vũ khí” giúp bạn xây dựng được sự uy tín, có được lòng tin từ khách hàng, đối tác. Bên cạnh đó, có một hình ảnh cá nhân thu hút sẽ giúp con đường thăng tiến của bạn trở nên thuận lợi hơn.

Học quan hệ công chúng là học xây cầu nối giữa thương hiệu và cộng đồng.

Học quan hệ công chúng là học xây cầu nối giữa thương hiệu và cộng đồng.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Tính chất công việc của ngành quan hệ công chúng luôn phải gặp gỡ và giao tiếp với khách hàng, chính vì thế đòi hỏi bạn phải là người hoạt ngôn và khéo léo trong lời nói của mình.

Luôn cập nhật tin tức, xu hướng thị trường

Tố chất này sẽ giúp bạn nắm bắt được những thời cơ, cũng như dự báo các tình huống rủi ro trong tương lai. Từ đó, bạn sẽ xây dựng được các phương án và cách giải quyết một cách tối ưu nhất cho doanh nghiệp, tổ chức.

Khả năng xử lý tình huống

‘’Khủng hoảng truyền thông’’ là khái niệm không hề mới đối với những người học và làm trong ngành quan hệ công chúng. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, mỗi thương hiệu đều khó kiểm soát thông tin đa chiều. Người làm quan hệ công chúng phải thật sự bản lĩnh, sáng suốt và nhìn nhận vấn đề khách quan hơn để đưa ra những giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng một cách thành công.

Lý do nên học ngành Quan hệ công chúng

Ngành Quan hệ công chúng (PR) ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ bởi tính ứng dụng cao, cơ hội nghề nghiệp đa dạng và khả năng phát triển mạnh mẽ trong thời đại số. Dưới đây là những lý do bạn nên cân nhắc theo đuổi ngành PR.

Xu hướng phát triển mạnh mẽ của ngành PR

Theo báo cáo từ Vietnam Digital Marketing Trends 2024, nhu cầu về chuyên gia Quan hệ công chúng (PR) đang tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm.

Các thương hiệu lớn như VinGroup, Viettel, Unilever, Coca-Cola đều coi Quan hệ công chúng (PR) là yếu tố cốt lõi trong chiến lược kinh doanh. Đồng nghĩa với việc nhu cầu nhân lực ngành PR sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới.

Cơ hội nghề nghiệp đa dạng, không giới hạn

PR không chỉ gói gọn trong ngành truyền thông mà còn có mặt ở nhiều lĩnh vực như tài chính, công nghệ, y tế, giáo dục, thể thao và giải trí. Một số vị trí tiêu biểu trong ngành bao gồm:

  • Chuyên viên quan hệ công chúng: Quản lý hình ảnh thương hiệu, xây dựng chiến lược truyền thông.
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện: trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức một sự kiện. Cụ thể, công việc của vị trí này sẽ bao gồm lên kế hoạch, ý tưởng, xây dựng kịch bản và tiến hành kiểm tra, đánh giá các sản phẩm dùng để tổ chức sự kiện.
  • Quản trị khủng hoảng truyền thông: Đưa ra giải pháp xử lý các tình huống tiêu cực ảnh hưởng đến danh tiếng doanh nghiệp.
  • Quản lý thương hiệu (Brand Manager): Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu dài hạn.
  • PR trong lĩnh vực chính trị, tổ chức phi lợi nhuận: Làm việc trong các tổ chức quốc tế, NGO, cơ quan nhà nước.
  • Chuyên viên Marketing: Đảm nhiệm công việc triển khai các chiến lược truyền thông, quảng bá thương hiệu và tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
  • Chuyên viên tư vấn chiến lược quan hệ công chúng: là bộ phận có vai trò phân tích và nghiên cứu nhu cầu thị trường, từ đó tư vấn cho doanh nghiệp những phương án, chiến lược tối ưu nhất.
  • Phóng viên, nhà báo: chủ yếu làm việc ở các tòa soạn, đài truyền hình,… Ở vị trí này, công việc của bạn là thu thập, đính chính tin tức, viết báo và tạp chí.

Với sự phát triển không ngừng của lĩnh vực truyền thông, sinh viên ngành PR có thể dễ dàng chuyển đổi công việc hoặc thử sức ở nhiều vai trò khác nhau mà không bị giới hạn.

PR là ngành sáng tạo, linh hoạt và luôn đổi mới

Nếu bạn là người yêu thích sáng tạo, thích làm việc với con người và không muốn một công việc nhàm chán, PR chính là lựa chọn lý tưởng.

Ngành PR luôn đòi hỏi sự linh hoạt trong cách tiếp cận công chúng, từ việc viết thông cáo báo chí, sản xuất nội dung trên mạng xã hội đến tổ chức sự kiện và xử lý khủng hoảng truyền thông. Công việc này mang lại sự đa dạng, không bó hẹp trong một khuôn khổ nhất định, phù hợp với những ai yêu thích sự đổi mới và thích thử thách bản thân.

Cơ hội phát triển trong môi trường quốc tế

Quan hệ công chúng (PR) không giới hạn ở thị trường nội địa mà còn mở ra cánh cửa cho sự nghiệp toàn cầu. Các công ty quốc tế luôn tìm kiếm chuyên gia PR có khả năng xây dựng hình ảnh thương hiệu trên phạm vi đa quốc gia.

Nếu bạn có khả năng ngoại ngữ và tư duy chiến lược, bạn hoàn toàn có thể làm việc tại các tập đoàn truyền thông quốc tế hoặc đảm nhận các vị trí như chuyên viên PR, quản lý truyền thông, giám đốc đối ngoại tại các công ty toàn cầu.

Phát triển kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện và khả năng sáng tạo

Học Quan hệ công chúng giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp, rèn luyện tư duy phản biện, khả năng xử lý tình huống và làm việc nhóm hiệu quả. Đây là những kỹ năng quan trọng không chỉ trong ngành PR mà còn hữu ích trong mọi lĩnh vực nghề nghiệp.

Ngành Quan hệ công chúng học gì?

Tại các trường đại học, chương trình đào tạo ngành Quan hệ Công chúng thường bao gồm:

  • Chiến lược truyền thông tích hợp (IMC): Xây dựng và triển khai các kế hoạch truyền thông dài hạn.
  • Quản trị thương hiệu: Tạo dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu trên đa nền tảng.
  • Quan hệ báo chí: Làm việc với các nhà báo, cơ quan truyền thông để đưa tin về doanh nghiệp.
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông: Ứng phó với các tình huống tiêu cực ảnh hưởng đến danh tiếng doanh nghiệp.
  • Tổ chức sự kiện: Lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch PR thông qua sự kiện.
  • Truyền thông kỹ thuật số (Digital PR): Ứng dụng công nghệ vào PR, bao gồm quản trị nội dung trên mạng xã hội, SEO, email marketing.

Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng quan trọng như viết lách, sáng tạo nội dung, quản lý dự án, làm việc nhóm và kỹ năng đàm phán.

Đơn giản hóa thông điệp cũng giúp cho chiến dịch PR thành công.

Nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành Quan hệ công chúng hiện nay

Nhu cầu nhân lực trong ngành Quan hệ công chúng đang không ngừng tăng cao nhờ vào sự phát triển của công nghệ, sự mở rộng của thị trường và tầm quan trọng của PR đối với doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp ngành này không chỉ có nhiều cơ hội việc làm mà còn có thể lựa chọn phát triển ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận đến lĩnh vực giải trí hay chính trị.

Tại Việt Nam, thống kê từ VietnamWorks cho thấy số lượng việc làm liên quan đến Quan hệ Công chúng đã tăng hơn 20% mỗi năm trong vòng 5 năm qua. Các tập đoàn lớn như Vingroup, FPT, Masan, Nestlé, Coca-Cola đều có nhu cầu tuyển dụng chuyên viên PR để đảm bảo thương hiệu của họ luôn nổi bật trên thị trường.

Ngành quan hệ công chúng thu hút nhiều bạn trẻ theo học.

Ngành quan hệ công chúng thu hút nhiều bạn trẻ theo học.

PR – ngành nghề “khát” nhân lực chất lượng cao

Theo báo cáo từ Navigos Group 2024, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành PR tại Việt Nam đã tăng khoảng 18% trong năm qua, đặc biệt tại các thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội. Các tập đoàn, doanh nghiệp không chỉ cần đội ngũ PR nội bộ mà còn hợp tác với các Agency chuyên nghiệp để xây dựng chiến lược truyền thông, quản trị khủng hoảng và phát triển thương hiệu.

Bên cạnh đó, theo dự báo của Hiệp hội Quan hệ công chúng và Truyền thông Thế giới (Global PR & Communication Report 2023-2024), ngành PR sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm trong ít nhất 5 năm tới, tạo ra hàng chục nghìn việc làm mới trên toàn cầu.

Doanh nghiệp ngày càng đầu tư mạnh vào PR

Trước đây, PR thường bị xem là một ngành phụ trợ cho quảng cáo, nhưng hiện nay, các doanh nghiệp đã nhận ra rằng PR đóng vai trò chiến lược trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, quản lý danh tiếng và kết nối với công chúng. Theo thống kê từ Statista 2024, ngân sách dành cho PR của các doanh nghiệp toàn cầu đã đạt tổng cộng 97 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến tiếp tục tăng trong những năm tới.

Tại Việt Nam, không chỉ các tập đoàn lớn mà ngay cả doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cũng bắt đầu dành ngân sách đáng kể cho PR để nâng cao hình ảnh và thu hút khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều vị trí tuyển dụng trong ngành, từ chuyên viên PR, chuyên viên truyền thông nội bộ, đến các cấp quản lý chiến lược.

PR mở rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

PR không chỉ phục vụ doanh nghiệp mà còn là công cụ quan trọng trong lĩnh vực giải trí, giáo dục, tổ chức phi chính phủ (NGO), cơ quan nhà nước và cả các cá nhân. Ngày càng có nhiều chính trị gia, nghệ sĩ, nhà sáng tạo nội dung (content creator), doanh nhân sử dụng PR để quản lý hình ảnh cá nhân và xây dựng thương hiệu.

Các lĩnh vực như thể thao, thời trang, công nghệ, tài chính, y tế cũng có nhu cầu lớn về PR để quảng bá sản phẩm, dịch vụ và duy trì sự tin tưởng từ công chúng. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp ngành PR khi có thể làm việc trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Xu hướng số hóa và sự dịch chuyển của ngành PR

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, PR không còn là những bài báo truyền thống mà đã mở rộng sang các nền tảng truyền thông kỹ thuật số, mạng xã hội, video marketing và trí tuệ nhân tạo (AI). Như vậy, các chuyên viên PR ngày nay cần phải có kỹ năng phân tích dữ liệu, tối ưu nội dung số, quản lý truyền thông đa kênh để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm nhân sự có khả năng sáng tạo nội dung số, xây dựng chiến dịch PR tích hợp với công nghệ, sử dụng AI trong truyền thông và quản trị danh tiếng trực tuyến. Do đó, những sinh viên PR có kiến thức về Digital Marketing, Content Strategy, Data Analytics sẽ có lợi thế cạnh tranh cao trong thị trường lao động.

Doanh nghiệp cần gì ở nhân sự ngành PR?

Do ngành PR ngày càng phát triển, yêu cầu tuyển dụng cũng ngày càng cao. Các nhà tuyển dụng không chỉ tìm kiếm những ứng viên có nền tảng kiến thức vững chắc mà còn cần các kỹ năng thực tế như:

  • Kỹ năng giao tiếp và viết lách tốt: PR đòi hỏi khả năng truyền tải thông điệp rõ ràng, thu hút và phù hợp với từng đối tượng công chúng.
  • Tư duy sáng tạo và chiến lược: Để tạo ra các chiến dịch PR ấn tượng, ứng viên cần có khả năng sáng tạo nội dung và lập kế hoạch chiến lược truyền thông.
  • Hiểu biết về truyền thông số: Thành thạo các nền tảng mạng xã hội, tối ưu SEO, sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để đo lường hiệu quả truyền thông.
  • Khả năng làm việc nhóm và quản lý dự án: PR là công việc mang tính kết nối cao, đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều bộ phận để đạt hiệu quả truyền thông tốt nhất.
  • Khả năng chịu áp lực cao: Công việc PR có tính chất năng động, phải xử lý khủng hoảng, làm việc với báo chí và đối diện với những tình huống bất ngờ.

Một khảo sát từ PRWeek Global cho thấy 75% các chuyên gia PR tin rằng kỹ năng số và phân tích dữ liệu sẽ là yếu tố quyết định sự thành công trong ngành trong vòng 5 năm tới. Vì vậy, sinh viên PR cần chủ động cập nhật kiến thức và rèn luyện kỹ năng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.

“Hãy bắt đầu từ những dự án nhỏ, tham gia CLB truyền thông và các chương trình thực tập. Kinh nghiệm thực tế giúp bạn trở thành một PR có giá trị.”
— Nguyễn Mai Linh, cựu sinh viên PR trường ĐH Hoa Sen, hiện là PR Manager tại Ogilvy

Ngành Quan hệ công chúng xét khối nào?

Ngành Quan hệ công chúng (Public Relations) là lĩnh vực đào tạo chuyên sâu về quản lý hình ảnh và xây dựng mối quan hệ giữa tổ chức với công chúng. Để theo học ngành này, thí sinh cần nắm rõ các tổ hợp môn xét tuyển do từng trường đại học quy định.

Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Quan hệ công chúng

Nhiều trường đại học áp dụng nhiều tổ hợp môn khác nhau khi xét tuyển ngành Quan hệ công chúng. Các tổ hợp phổ biến gồm:

  • Khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • Khối C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
  • Khối D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
  • Khối D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • Khối D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
  • Khối D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung

Tổ hợp xét tuyển ngành Quan hệ công chúng tại Đại học Hoa Sen

Tại Trường Đại học Hoa Sen, sinh viên theo học ngành Quan hệ công chúng có thể đăng ký xét tuyển thông qua các tổ hợp sau:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
  • D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý

Việc đa dạng tổ hợp xét tuyển giúp tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh, đồng thời tạo ra môi trường học tập nhiều đối tượng tài năng trong lĩnh vực Quan hệ công chúng.

Cơ hội việc làm ngành Quan hệ công chúng

Ngành Quan hệ công chúng (PR) mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở, trải dài từ doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận đến lĩnh vực giải trí và chính trị, tạo ra nhiều vị trí hấp dẫn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Dưới đây là một số vị trí mà sinh viên có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp:

Chuyên viên quan hệ công chúng

  • Xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu qua các kênh truyền thông.
  • Viết thông cáo báo chí, quản lý quan hệ báo chí và tổ chức sự kiện truyền thông.
  • Thu nhập: 10 – 20 triệu VNĐ/tháng (mới ra trường); 30 – 50 triệu VNĐ/tháng (có kinh nghiệm).

Quản lý truyền thông và thương hiệu

  • Phát triển chiến lược truyền thông cho doanh nghiệp.
  • Kiểm soát khủng hoảng truyền thông và xây dựng thương hiệu trên nền tảng số.
  • Thu nhập: 20 – 40 triệu VNĐ/tháng, cao hơn tại các tập đoàn đa quốc gia.

Chuyên viên tổ chức sự kiện

  • Lên kế hoạch, triển khai sự kiện doanh nghiệp, hội thảo, triển lãm.
  • Phối hợp với đối tác truyền thông, nhà tài trợ.
  • Thu nhập: 12 – 25 triệu VNĐ/tháng tùy quy mô sự kiện.

Chuyên viên truyền thông nội bộ

  • Xây dựng văn hóa doanh nghiệp qua các chương trình nội bộ.
  • Sản xuất nội dung truyền thông cho nhân viên.
  • Thu nhập: 12 – 22 triệu VNĐ/tháng.

Quản lý khủng hoảng truyền thông

  • Giám sát thông tin, xử lý tin đồn tiêu cực.
  • Đưa ra chiến lược phản hồi khủng hoảng kịp thời.
  • Thu nhập: 30 – 60 triệu VNĐ/tháng, tùy kinh nghiệm.

Mức lương của ngành Quan hệ công chúng cao hay thấp?

Ngành Quan hệ Công chúng (PR) được đánh giá là một trong những lĩnh vực có mức thu nhập hấp dẫn, đặc biệt đối với những người có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Tại Việt Nam, theo báo cáo từ TopCV Việt Nam (2023), mức lương của ngành Quan hệ công chúng (PR) dao động như sau:

Vị tríMức lương trung bình/thángGhi chú
Sinh viên mới ra trường8 – 12 triệu đồngMức lương khởi điểm, tùy vào kỹ năng và doanh nghiệp.
Chuyên viên PR
(2 – 3 năm kinh nghiệm)
12 – 25 triệu đồngPhụ thuộc vào năng lực và quy mô công ty.
Quản lý PR (PR Manager)30 – 60 triệu đồngYêu cầu kỹ năng quản lý dự án, xây dựng chiến lược truyền thông.
Giám đốc truyền thông (Communications Director)50 – 100 triệu đồngTùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp.
Nhân sự PR tại công ty đa quốc gia1.500 – 3.000 USD
(~36 – 72 triệu đồng)
Unilever, Samsung, Google, Coca-Cola có mức lương cao hơn mặt bằng chung.

Yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngành PR

Mức lương trong ngành Quan hệ Công chúng không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Kinh nghiệm làm việc: Càng có nhiều năm kinh nghiệm, mức lương càng cao.
  • Kỹ năng chuyên môn: Các kỹ năng quan trọng như viết nội dung PR, quản lý khủng hoảng, quan hệ báo chí, và truyền thông số có thể giúp bạn đạt mức lương tốt hơn.
  • Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp đa quốc gia, tập đoàn lớn thường có mức lương và chế độ đãi ngộ tốt hơn so với công ty nhỏ hoặc startup.
  • Khả năng ngoại ngữ: Những chuyên viên PR có thể làm việc với thị trường quốc tế hoặc trong các công ty đa quốc gia sẽ có cơ hội nhận mức lương tốt hơn.
  • Khu vực làm việc: Tại TP.HCM và Hà Nội, mức lương ngành PR cao hơn so với các tỉnh thành khác do nhu cầu nhân lực và sự phát triển mạnh mẽ của ngành truyền thông.
  • Uy tín cá nhân: Những chuyên gia có thương hiệu cá nhân mạnh, mối quan hệ rộng trong giới truyền thông thường có thu nhập cao hơn thông qua các hợp đồng tư vấn độc lập.

Ngành Quan hệ công chúng học trường nào ở TPHCM?

Lựa chọn theo học ngành Quan hệ Công chúng (PR) tại Đại học Hoa Sen (HSU) không chỉ giúp sinh viên xây dựng nền tảng vững chắc về truyền thông và thương hiệu mà còn trang bị kỹ năng thực tiễn, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng với xu hướng truyền thông số. Với định hướng đào tạo theo mô hình ứng dụng, chương trình mang đến một môi trường học tập năng động, kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp và các tổ chức truyền thông hàng đầu.

Những điểm nổi bật của chương trình:

  • Chương trình đào tạo thực tiễn: Hoàn thành trong 3,5 – 4 năm với hơn 50% thời lượng dành cho thực hành, giúp sinh viên làm quen với các dự án truyền thông thực tế ngay từ năm nhất.
  • Môi trường học tập quốc tế: Hợp tác với nhiều tổ chức truyền thông trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia chương trình trao đổi học thuật, workshop chuyên sâu và field trip tại các tập đoàn lớn.
  • Gắn kết doanh nghiệp: Quan hệ hợp tác với các công ty truyền thông, agency quảng cáo, đài truyền hình, thương hiệu lớn như Vero, Ogilvy, Unilever, VTV giúp sinh viên thực tập và làm việc ngay từ khi còn học.
  • Tỷ lệ có việc làm cao: Theo Báo cáo việc làm HSU 2024, hơn 90% sinh viên ngành PR có việc làm trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp, với mức lương khởi điểm từ 10 – 15 triệu VNĐ/tháng.
Sinh viên Quan hệ công chúng HSU trải nghiệm thực tế tại Đài truyền hình Việt Nam
Sinh viên Quan hệ công chúng HSU tham gia trải nghiệm thực tế tại Đài Truyền hình Việt Nam

Với chương trình đào tạo hiện đại, cơ hội thực tập đa dạng và kết nối doanh nghiệp mạnh mẽ, ngành Quan hệ Công chúng tại Đại học Hoa Sen là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực truyền thông và xây dựng thương hiệu.

Đặc biệt, sinh viên ngành Quan hệ công chúng năm 2025 sẽ có cơ hội nhận các suất học bổng giá trị từ các doanh nghiệp với tổng giá trị lên đến 60 tỷ đồng. Để đăng ký theo học ngành Quan hệ công chúng tại trường ĐH Hoa Sen, thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển học bạ THPT hoặc lựa chọn các phương thức khác như xét tuyển điểm thi THPT Quốc gia 2025, xét tuyển thẳng và xét tuyển theo kết quả kỳ thì đánh giá năng lực 2025 của ĐHQG TP.HCM và ĐHQG Hà Nội.

Đăng ký tư vấn hồ sơ xét tuyển tại đây

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN – TRƯỜNG ĐÀO TẠO HÀNG ĐẦU VỀ KINH DOANH, QUẢN LÝ, CÔNG NGHỆ VÀ SÁNG TẠO

🔗 Fanpage: https://www.facebook.com/HoaSenUni
🔎 Tuyển sinh: https://tuyensinh.hoasen.edu.vn
☎️ Hotline: 02873007272
image image image image