Ngành marketing là gì? Học gì? Học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp
Với tốc độ phát triển của nền công nghệ số, vai trò của marketing trong các doanh nghiệp đang được thể hiện rõ nhất, cùng với đó là vị thế của ngành này ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, để có sự lựa chọn phù hợp với bản thân, việc hiểu rõ ngành Marketing đào tạo như thế nào. Vậy cụ thể ngành marketing là gì? Nên học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp như thế nào?
Marketing là ngành gì? Học những gì?
1. Marketing là ngành gì?
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing, mỗi định nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Theo Philip Kotler, cha đẻ của Marketing hiện đại cho biết: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”. Còn theo Uỷ ban các Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, khái niệm marketing là việc tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
Dù theo định nghĩa nào thì marketing vẫn dựa trên những yếu tố cốt lõi: nhu cầu, mong muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài lòng, trao đổi, giao dịch và các mối quan hệ, thị trường, marketing và những người làm marketing.
Marketing là phương tiện giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, đối tác và xã hội.
2. Ngành marketing cần tố chất gì?
Để hiểu rõ thực sự ngành marketing có phù hợp với bạn, hãy cùng tìm hiểu những tố chất nào sau đây thuộc tính cách của bạn nhé!!
2.1. Năng động, sáng tạo
Năng động và óc sáng tạo là 2 tố chất không thể thiếu ở một người làm marketing. Có những tố chất này, bạn sẽ đưa ra được nhiều ý tưởng độc đáo và giúp sản phẩm được khách hàng chú ý hơn.
2.2. Tư duy đổi mới
Hành vi của khách hàng luôn thay đổi theo xu hướng bối cảnh xã hội, do đó bạn cần phải liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng mới để bắt kịp những xu hướng phát triển của ngành Marketing. Đồng thời, tư duy đổi mới sẽ giúp bạn tạo động lực phát triển cho bản thân và không bị nhàm chán trong công việc.
Người làm marketing phải có tư duy đổi mới
2.3. Khả năng làm việc với con số
Để có một chiến dịch thành công, bên cạnh việc lên chiến lược bạn cũng cần cân đối chi phí ngân sách phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc đọc báo cáo, số liệu từ đó phân tích, lập kế hoạch là một trong những công việc mà bất cứ chuyên viên marketing nào cũng phải thực hiện.
2.4. Khả năng giao tiếp tốt
Để giải quyết công việc một cách thuận lợi nhất, bạn cần phải có khả năng giao tiếp tốt
Khi hoạt động trong bộ phận marketing, bạn sẽ phải vận dụng khả năng giao tiếp của mình để phối hợp với những đơn vị khác nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công việc. Ngoài ra, sự hoạt ngôn còn giúp bạn mở rộng các mối quan hệ của mình, cũng như tăng cơ hội để bạn có thể thăng tiến trong công việc.
3. Học marketing ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành marketing, bạn có thể ứng tuyển một số vị trí công việc sau:
- Nhân viên hoạch định chiến lược: đưa ra nhận xét, đánh giá về công tác triển khai những chiến lược truyền thông của doanh nghiệp.
- Nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng: hỗ trợ, giải đáp những thắc mắc về các chương trình khuyến mãi, tư vấn loại sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng.
- Chuyên viên marketing: gồm nhiều bộ phận nhỏ như digital, content, product, brand, event,… Đây là vị trí giữ nhiệm vụ thực hiện những chiến lược truyền thông cho một doanh nghiệp, tổ chức cụ thể.
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường: phân tích những số liệu, hành vi mua sắm của khách hàng để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Chuyên viên quan hệ công chúng: tìm kiếm khách hàng tiềm năng và xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng mục tiêu.
4. Ngành Marketing học trường nào?
Đại học Hoa Sen (HSU) là một trong số ít trường đại học đào tạo ngành Marketing theo chương trình đạt chuẩn quốc tế, được kiểm định bởi tổ chức ACBSP (Hoa Kỳ).
Đại học Hoa Sen tự hào là trường có chương trình đào tạo chuyên ngành Marketing đạt chuẩn quốc tế.
Sinh viên ngành Marketing sẽ được đào tạo xen lẫn giữa lý thuyết nền tảng và kỹ năng thực hành. Điều này giúp bạn có thể hiểu chi tiết về những kiến thức nền tảng, cũng như biết cách áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Bên cạnh đó, với mạng lưới Alumni vững mạnh, bạn có thể trao đổi những thắc mắc về hành trình phát triển nghề nghiệp, học hỏi nhiều kiến thức mới từ các cựu sinh viên thành công của trường.
Một trong những lý do bạn nên lựa chọn Đại học Hoa Sen là đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm thực chiến. Nhiều giáo viên tốt nghiệp tại các trường đại học danh tiếng quốc tế hoặc làm việc tại các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.
Sinh viên được thực tập và làm việc trong các doanh nghiệp lớn như công ty tiếp thị số Emerald, công ty Holcim Việt Nam, PepsiCo, Mercedes,… Qua đó bạn sẽ học hỏi và tích lũy được cho mình nhiều kinh nghiệm quý báu, cũng như tạo ra lợi thế trước những ứng viên khác khi đi xin việc.
Đi đôi với độ hot của ngành marketing là sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường việc làm. Do đó, bạn cần phải nỗ lực học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng mới để không bị bỏ lại phía sau. Vì vậy, việc lựa chọn chương trình đào tạo ban đầu thật sự quan trọng giúp bạn gầy dựng nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chãi để phát triển nghề nghiệp sau này.
Thí sinh đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến, in phiếu đăng ký xét tuyển tại đường dẫn http://xettuyen.hoasen.edu.vn
Tham khảo thêm thông tin về Ngành Marketing của Đại học Hoa Sen tại đây.
Ưu đãi các chính sách học phí – https://www.hoasen.edu.vn/tuyensinh/dac-quyen-hoa-sen-boarding-pass/