Ngành logistics là gì? Học gì và cơ hội việc làm của sinh viên khi ra trường
Việt Nam có tới hơn 70 tuyến đường quốc tế, rất thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics, nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn. Vậy cụ thể ngành logistics là gì? Học những gì và cơ hội việc làm có rộng mở không? Cùng tìm hiểu từ A-Z để hiểu rõ bản chất của ngành logistics và giúp bạn quyết định có nên lựa chọn theo học không nhé!
Logistics là ngành gì? Học gì và cơ hội việc làm của sinh viên khi ra trường
1. Logistics là ngành gì?
Hiểu một cách đơn giản, logistics là toàn bộ quá trình bảo quản, đóng gói, bao bì và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến địa điểm được chỉ định theo yêu cầu của khách hàng. Các loại hàng hóa được ngành logistics vận chuyển có thể kể đến như nguyên liệu, vật liệu thô, thành phẩm,…Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ có thể tối ưu hóa chi phí bỏ ra nếu vận hành tốt hoạt động logistics. Qua đó, có thể thấy được vai trò quan trọng của ngành logistics trong việc phân phối sản phẩm ra thị trường.
Nhiều người sẽ dễ lầm tưởng giữa hai khái niệm logistics và quản lý chuỗi cung ứng bởi những điểm tương đồng. Tuy nhiên, logistics chỉ tập trung vào khâu vận chuyển, còn quản lý chuỗi cung ứng bao gồm cả việc khảo sát nhu cầu thị trường, chiến lược bán hàng, …và Logistics chỉ là một mắt xích nhỏ của Quản lý chuỗi cung ứng.
Logistics là cầu nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng
Logistics đòi hỏi những người hoạt trong ngành này phải có trình độ năng lực, cũng như nghiệp vụ chuyên môn cao. Đồng thời, mọi quy trình trong lĩnh vực logistic đều được thực hiện một cách nghiêm ngặt và kỹ lưỡng. Do đó, nếu muốn theo đuổi ngành này, bạn phải trang bị cho mình những kỹ năng, cũng như kiến thức chuyên sâu về logistics.
Những kiến thức bạn sẽ được học trong chương trình logistic có thể kể đến như: Vận tải quốc tế, Quản lý chuỗi cung ứng, Quản lý và khai thác cảng biển, Logistics quốc tế, Hàng hóa và bảo hiểm, thanh toán quốc tế,…Ngoài những kiến thức được học trên trường, bạn phải tích cực trau dồi thêm các kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng phân tích thị trường và chiến lược, kỹ năng quản lý thời gian…
2. Học logistics ra làm gì?
Sau khi được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên ngành logistic, bạn sẽ có thể tự tin để đảm nhiệm những vị trí công việc dưới đây.
2.1. Nhân viên kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ là bộ phận mang lại doanh thu trực tiếp thông qua việc bán dịch vụ vận chuyển của doanh nghiệp.
Cử nhân ngành logistic có thể lựa chọn trở thành nhân viên kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu
2.2. Nhân viên vận hành kho bãi
Công việc của nhân viên vận hành kho bãi sẽ bao gồm: nhận yêu cầu vận chuyển từ khách hàng, sắp xếp hàng hóa và các tuyến đường vận chuyển, kiểm tra chất lượng hàng hóa và các chứng từ liên quan,…
2.3. Nhân viên tư vấn dịch vụ logistics
Khi trở thành nhân viên tư vấn dịch vụ logistics, công việc của bạn là tư vấn, hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc của khách hàng về chi phí, thủ tục, cũng như loại hình vận chuyển.
2.4. Nhân viên chứng từ, thủ tục hải quan
Ở vị trí này, công việc của bạn là hỗ trợ khách hàng hoàn thành các chứng từ, thủ tục hải quan. Đồng thời quản lý và bảo quản các loại giấy tờ xuất nhập khẩu quan trọng.
2.5. Nhân viên giao nhận hàng hóa
Vị trí nhân viên giao nhận hàng hóa là một trong những lựa chọn cho ngành logistic
Nhân viên giao nhận hàng hóa sẽ có nhiệm vụ kiểm tra và đưa hàng hóa đến tay khách hàng. Giờ làm việc của nhân viên giao nhận hàng hóa thường được chia ca và tùy thuộc vào số lượng đơn đặt hàng, có lúc phải làm việc ngoài trời trong 10 giờ liên tục. Dù thời tiết như thế nào, công việc của họ vẫn phải di chuyển liên tục mọi lúc, mọi nơi để giao hàng đúng tiến độ.
Theo các số liệu khảo sát, nguồn nhân lực logistics của Việt Nam vẫn còn thiếu và yếu về chất lượng, điều này rất không hợp lý với một ngành dịch vụ có quy mô lên đến 22 tỷ USD, chiếm 20,9% GDP của cả nước, tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn ở mức cao trong khu vực. Chính vì thế, bạn cần lựa chọn một môi trường đào tạo tốt, chương trình học cập nhật và trang bị ngoại ngữ để có thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
3. Ngành logistics và Quản lý chuỗi cung ứng học trường nào tốt?
Với xu hướng phát triển mạnh mẽ, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng thu hút nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển vào mỗi mùa tuyển sinh đại học. Những trường đào tạo ngành Logistic hàng đầu hiện nay có thể kể đến như Đại học Ngoại thương, Đại học Hoa Sen, Đại học Bách Khoa, Đại học Giao Thông Vận Tải, Đại học Kinh tế TP.HCM,…
Trong đó, trường đại học Hoa Sen (HSU) là một trong những trường có chương trình đào tạo Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đạt chuẩn quốc tế FIBAA Thụy Sỹ. Sinh viên được tăng cường các hoạt động thực hành, một số môn chuyên ngành các bạn sẽ được học thông qua các chuyến fieldtrip tại Tân Cảng.
Bên cạnh đó, sinh viên được tiếp cận, cập nhật thông tin thực tế, môi trường làm việc thông qua các hoạt động workshop, seminar chuyên đề. Đội ngũ giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm thực tế doanh nghiệp.
Đồng thời, bạn có thể thử sức mình với những cuộc thi và hoạt động ngoại khóa diễn ra hàng năm. Hơn thế nữa, môi trường học tập tại trường thân thiện, trong quá trình học nếu bạn gặp khó khăn hoặc chưa rõ về định hướng nghề nghiệp, sẽ được các thầy cô, cố vấn học tập tư vấn hỗ trợ.
Sinh viên ngành Logistic tại đại học Hoa Sen tham gia các cuộc thi lớn
Không chỉ vậy, sau khi hoàn thành chương trình logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Đại học Hoa Sen, ngoài bằng tốt nghiệp bạn sẽ được nhận thêm chứng chỉ FIATA Thụy Sỹ.
Thí sinh đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến, in phiếu đăng ký xét tuyển tại đường dẫn http://xettuyen.hoasen.edu.vn
Tham khảo thêm thông tin về Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của Đại học Hoa Sen tại đây.
Ưu đãi các chính sách học phí – https://www.hoasen.edu.vn/tuyensinh/hang-nghin-suat-uu-dai-cho-tan-sinh-vien-hoa-sen-khoa-2023/