Đại học Hoa Sen – HSU

Mức lương ngành Luật Kinh tế theo từng vị trí công việc

Mức lương ngành Luật Kinh tế luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều sinh viên theo đuổi ngành học này. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực Luật Kinh tế ngày càng tăng cao, dẫn đến mức lương cho ngành nghề này cũng ở mức hấp dẫn. Cùng theo dõi bài viết để cập nhật chi tiết hơn về mức lương cụ thể cho từng vị trí công việc của ngành Luật Kinh tế. 

Cơ hội việc làm ngành Luật Kinh tế

Hiện nay, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam đều có nhu cầu tìm hiểu về pháp lý và cần đến đội ngũ nhân sự am hiểu về Luật Kinh tế. Do đó, sinh viên tốt nghiệp ngành này có cơ hội việc làm rộng mở, có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc khác nhau. Có thể kể đến như:

  • Chuyên viên pháp lý, pháp chế. 
  • Luật sư kinh tế.
  • Tư vấn pháp lý.
  • Chuyên viên lập pháp, tư pháp, hành pháp. 
  • Giảng viên ngành Luật Kinh tế. 
  • Trợ lý luật sư.
  • Nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Luật Kinh tế. 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế có thể làm việc tại nhiều môi trường khác nhau như: Doanh nghiệp, văn phòng luật, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nhà nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự thành lập văn phòng luật riêng cho mình. 

Sinh viên ngành Luật Kinh tế có cơ hội việc làm rộng mở
Sinh viên ngành Luật Kinh tế có cơ hội việc làm rộng mở

Mức lương ngành Luật Kinh tế theo từng vị trí công việc

Hiện nay mức lương của ngành Luật Kinh tế sẽ có sự chênh lệch tùy theo từng vị trí cũng như kinh nghiệm làm việc. Ngoài ra, mức lương cử nhân ngành Luật Kinh tế cũng có sự chênh lệch theo từng vị trí công việc. Cụ thể:

  • Chuyên viên pháp lý: Mức lương dao động từ 7.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ/tháng tùy theo năng lực và kinh nghiệm. 
  • Chuyên viên tư pháp, luật pháp, hành pháp: Mức thu nhập dao động từ 7.000.000 VNĐ đến 20.000.000 VNĐ/tháng. Ngoài ra, khi có chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc lâu năm, mức thu nhập có thể cao hơn. 
  • Luật sư Kinh tế: Mức thu nhập dao động từ 10.000.000 VNĐ  đến 50.000.000 VNĐ. Đặc biệt, nếu có kinh nghiệm và xử lý các vụ án kinh tế phức tạp, mức thu nhập của Luật sư Kinh tế có thể cao hơn rất nhiều. 
  • Giảng viên Luật Kinh tế: Tùy thuộc trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ hay Giáo sư… cũng như kinh nghiệm giảng dạy mà mức lương của giảng viên Luật Kinh tế sẽ có sự chênh lệch, dao động từ 15.000.000 – 50.000.000 VNĐ/ tháng. 
Tùy từng vị trí công việc mà mức lương ngành Luật Kinh tế sẽ có sự khác nhau
Tùy từng vị trí công việc mà mức lương ngành Luật Kinh tế sẽ có sự khác nhau

Yếu tố nào ảnh hưởng đến mức lương ngành Luật kinh tế?

Mức lương ngành Luật Kinh tế chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, ngành nghề làm việc cũng như đơn vị làm việc. 

Kinh nghiệm

Trong ngành Luật Kinh tế, kinh nghiệm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định mức lương của mỗi cá nhân. Nhân viên có kinh nghiệm không chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn mà còn có khả năng áp dụng những kiến thức đó vào thực tế công việc một cách hiệu quả. Họ hiểu rõ các quy trình, thủ tục pháp lý và biết cách giải quyết các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng, chính xác.

Nhờ những lợi thế này, nhân viên có kinh nghiệm thường được giao phó những trọng trách quan trọng hơn và có cơ hội thăng tiến cao hơn. Do đó, mức lương của họ cũng cao hơn so với những nhân viên mới ra trường hoặc ít kinh nghiệm.

Cấp bậc, năng lực chuyên môn

Cấp bậc, năng lực chuyên môn cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến mức lương trong mọi ngành nghề, không chỉ riêng ngành Luật Kinh tế. Hiện nay các doanh nghiệp sẵn sàng chi trả mức lương xứng đáng cho những nhân sự có chuyên môn, trình độ cao. 

Ngoài ra, những người có cấp bậc và trình độ cao thì mức thu nhập cũng cao hơn. Chẳng hạn, với vị trí giảng viên Luật Kinh tế, tuy nhiên, những người có cấp bậc giáo sư, tiến sĩ sẽ có mức lương cao hơn so với người có cấp bậc thạc sĩ. 

Trau dồi năng lực, chuyên môn giúp bạn đạt mức thu nhập cao
Trau dồi năng lực, chuyên môn giúp bạn đạt mức thu nhập cao

Vị trí công việc

Mức lương cho mỗi vị trí trong ngành Luật Kinh tế có sự chênh lệch đáng kể do yêu cầu công việc, tính chất cũng như kỹ năng chuyên môn cần thiết cho từng vị trí. Theo đó, giảng viên hay luật sư là những công việc hiện có mức thu nhập hấp dẫn vì yêu cầu trình độ năng lực và chuyên môn cao. Do đó sinh viên Luật Kinh tế muốn có mức lương cao cần nâng cao trình độ bản thân và lựa chọn công việc phù hợp. 

Công ty

Mức lương cho cùng một vị trí công việc trong ngành Luật Kinh tế có thể chênh lệch đáng kể tùy thuộc vào đơn vị làm việc. Điều này là do các yếu tố như quy mô, lĩnh vực hoạt động, tiềm lực tài chính và chính sách đãi ngộ của mỗi công ty. 

Chẳng hạn, các văn phòng luật lớn và tập đoàn đa quốc gia thường có mức lương cao hơn cho nhân viên so với các công ty nhỏ hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Lý do là vì những đơn vị này có nguồn thu nhập dồi dào hơn, cho phép họ chi trả mức lương cao để thu hút và giữ chân nhân tài. Còn các cán bộ ngành Luật Kinh tế làm việc trong cơ quan nhà nước mức lương sẽ phụ thuộc vào vị trí công việc, thâm niên công tác và một số yếu tố khác theo quy định của Nhà nước. 

Như vậy, có thể thấy rằng mức lương ngành Luật Kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm vị trí công việc, đơn vị làm việc, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng chuyên môn, bằng cấp…. Do vậy, để đạt được mức lương cao trong ngành này, các bạn sinh viên cần nỗ lực học tập và rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực của bản thân. 

Xem thêm:

Ngành luật kinh tế học trường nào? Top các trường đào tạo nổi tiếng.

Ngành luật kinh tế thi khối nào? Những tổ hợp môn xét tuyển.

Ngành luật là gì? Học xong ra làm gì?

Facebook Youtube Tiktok Zalo