Logistics và quản lý chuỗi cung ứng học trường nào dễ xin việc
Logistics là một ngành học hấp dẫn thu hút sự quan tâm của các bạn học sinh mỗi mùa tuyển sinh đại học. Với tốc độ phát triển nhanh của ngành cùng với nhu cầu nhân lực đang thiếu hụt, ngành logistics hứa hẹn sẽ còn mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai. Vậy logistics và quản lý chuỗi cung ứng học ở trường nào và sau khi học xong sinh viên có thể làm gì? Đại học Hoa Sen sẽ cung cấp câu trả lời cho những thắc mắc này trong bài viết sau đây.
Sơ lược những điều cần biết về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và có tầm ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là khi Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do toàn cầu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngành này qua nội dung tiếp theo.
Khái niệm và vai trò của Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Logistics là hệ thống kết nối giữa các doanh nghiệp trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ nhằm tạo ra giá trị cho khách hàng. Mặc dù thường được hiểu là “hậu cần” nhưng thuật ngữ này không phản ánh đúng bản chất của logistics trong thị trường hiện nay. Đơn giản, logistics là quá trình lưu trữ, đóng gói và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Nó là một phần của chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Ngành Logistics liên quan đến quản lý, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa và thông tin từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Vai trò của Logistics là thúc đẩy phát triển kinh tế và thương mại của một quốc gia.
Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là quá trình từ lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ nguồn cung cấp đến người tiêu dùng. Nó bao gồm mọi hoạt động từ thu mua nguyên liệu đến bán hàng và dịch vụ khách hàng.
Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa. Chúng cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sinh viên để làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ cả trong và ngoài nước.
Sự phát triển của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam
Sự phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu gia tăng thúc đẩy ngành logistics Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây. Động lực chính là sự ổn định kinh tế, thúc đẩy sản xuất và bùng nổ thương mại điện tử. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm 2023 gần chạm mốc 500 tỷ USD, cho thấy vai trò quan trọng của logistics trong nền kinh tế.
Hệ thống giao thông đa dạng với đường hàng không, đường biển, đường bộ đóng vai trò quan trọng trong vận tải hàng hóa. Năm 2022, hệ thống cảng biển xử lý 733,18 triệu tấn hàng hóa, sản lượng container đạt 25,09 triệu TEU.
Doanh nghiệp trong nước cạnh tranh gay gắt, nhưng thị trường phần lớn thuộc về doanh nghiệp nước ngoài (chiếm 3/4 tổng doanh thu). Các công ty quốc tế như DHL, FedEx, Maersk… cùng các doanh nghiệp trong nước như Vinalines, Petrovietnam Transport, Viettel Post… đang hoạt động mạnh mẽ.
Chính phủ đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế.
Nhu cầu nhân lực chất lượng cao của lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Ngành Logistics Việt Nam đang bùng nổ với nhu cầu nhân lực dự kiến lên đến 200.000 người vào năm 2030. Riêng TP.HCM cần khoảng 15.000 lao động mỗi năm cho ngành này.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành này còn thiếu hụt. Hầu hết lao động chưa được đào tạo bài bản, thiếu kiến thức toàn diện, chưa theo kịp sự phát triển của logistics thế giới, trình độ tiếng Anh nghiệp vụ logistics còn hạn chế…. Chỉ có 5-7% lao động logistics được đào tạo bài bản, buộc 85,7% doanh nghiệp phải tự đào tạo. Đặc biệt, một số doanh nghiệp logistics lớn tự đầu tư trung tâm đào tạo nhân lực để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao và mục tiêu phát triển.
Do đó, nâng cao chất lượng trình độ chuyên môn và kỹ năng của nhân lực logistics là vô cùng cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.
Tham khảo thêm: Các vai trò của Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp
Tiêu chí lựa chọn trường đào tạo Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Để chọn trường đại học đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng không phải đơn giản. Sau đây là những điều bạn cần xem xét khi chọn trường để theo học.
A. Chất lượng giảng dạy của chương trình đào tạo
1. Nội dung chuyên sâu và thường xuyên cập nhật
Khi lựa chọn trường đào tạo Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, chất lượng chương trình đào tạo là một trong những nội dung quan trọng. Chương trình học tập cần phải liên tục cập nhật với xu hướng phát triển của thị trường lao động.
Đối với một số trường đại học, chương trình đào tạo Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng không ngừng nâng cao, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế hoặc tích hợp một số môn học chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế trong khung chương trình học. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên vừa có bằng cử nhân vừa có thêm chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, gia tăng cơ hội nghề nghiệp và lợi thế cạnh tranh.
Đồng thời, đội ngũ giảng dạy cũng cần có chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tiễn trong ngành để đảm bảo chất lượng giảng dạy và đào tạo. Qua đó, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức sâu rộng và kỹ năng thực tiễn để thành công trong lĩnh vực này.
2. Sự kết hợp linh hoạt giữa lý thuyết và thực hành
Bên cạnh những nền tảng lý thuyết về ngành Logistics, sinh viên cần nhiều hoạt động thực hành, thực tiễn để vận dụng những kiến thức đã học. Đối với những chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng, thông thường thời lượng thực hành chiếm hơn 50% trong suốt quá trình học.
Thực hành giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các thách thức và cơ hội trong môi trường làm việc thực tế, từ đó phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và làm việc nhóm. Nhiều hoạt động hoặc môn học mang tính ứng dụng có thể tích hợp trong chương trình như thực tập, tham quan kết hợp học tập trải nghiệm tại doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics.
3. Chuẩn đầu ra để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
Chuẩn đầu ra đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng sinh viên được đào tạo đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Bằng cách xác định và thiết lập các tiêu chuẩn và kỹ năng cụ thể mà sinh viên cần phải đạt được sau khi tốt nghiệp, chuẩn đầu ra giúp đảm bảo sự nhất quán và chất lượng trong quá trình đào tạo.
Điều này cũng giúp sinh viên có một hướng đi rõ ràng và cụ thể để phát triển kỹ năng và kiến thức cần thiết cho sự nghiệp trong ngành. Đồng thời, việc liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp đảm bảo rằng chuẩn đầu ra được thiết kế đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của thị trường lao động.
B. Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lượng giảng dạy. Đội ngũ giảng viên tốt thì mới đào tạo được sinh viên tốt.
1. Trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm thực tiễn
Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo và phát triển ngành logistics. Họ không chỉ cung cấp kiến thức chuyên sâu và thông tin cập nhật từ thực tế ngành mà còn chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn và tư vấn cho sinh viên về cách áp dụng kiến thức vào thực tế làm việc.
2. Phương pháp giảng dạy hiệu quả
Thay vì áp dụng phương pháp học tập thụ động một chiều, việc giảng viên áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, lấy người học là trung tâm như thảo luận nhóm, thực hành thực tế và giải quyết vấn đề. Bằng cách kết hợp lý thuyết với các tình huống thực tế trong ngành, giảng viên giúp sinh viên hiểu sâu hơn về các khái niệm và áp dụng chúng trong môi trường làm việc thực tế của ngành logistics.
3. Mối quan hệ với doanh nghiệp
Nhờ vào những am hiểu sâu rộng về ngành và mối quan hệ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực, đội ngũ giảng viên có thể hỗ trợ cho sinh viên mở rộng và kết nối với mạng lưới nghề nghiệp chuyên nghiệp ngay khi đang học.
C. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất chính là tất cả các phương tiện được sử dụng phục vụ giảng dạy, học tập và các hoạt động khác liên quan đến bồi dưỡng, đào tạo tại trường giúp nâng cao chất lượng giảng dạy cho trường.
1. Phòng học và phòng thực hành thiết kế hiện đại
Được học tập trong môi trường có cơ sở vật chất, phòng học và phòng thực hành hiện đại giúp sinh viên có được trải nghiệm tốt nhất trong quá trình tiếp thu kiến thức và phát triển bản thân trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
2. Trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy cải tiến
Thiết bị dạy học cung cấp cơ sở vật chất cho giáo viên và học sinh thực hiện mục tiêu giảng dạy và học tập. Đồng thời, chúng tạo điều kiện cho học sinh tương tác trực tiếp, khám phá thực tế và phát triển kỹ năng tự học và thực hành.
3. Thư viện chuyên ngành với nội dung phong phú
Thư viện là nguồn cung cấp thông tin khoa học mới mẻ cho xã hội, đặc biệt là những thành tựu từ các nghiên cứu của cán bộ giảng viên và sinh viên trong trường.
Thư viện chứa đựng những thông tin độc đáo và đôi khi là duy nhất, khó tìm thấy ở nơi khác. Trong thời đại số hóa, một số trường đại học cũng áp dụng công nghệ vào việc lưu trữ tài liệu dưới dạng số hóa giúp cho người học dễ dàng tra cứu và tìm tài liệu nhanh chóng.
D. Mối quan hệ hợp tác của trường học với doanh nghiệp
Mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp của các trường đại học mở ra một cơ hội việc làm lớn cho sinh viên.
1. Cơ hội thực tập và việc làm
Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và trường học đem lại cho người học nhiều lợi ích. Qua các chương trình hợp tác giáo dục t, doanh nghiệp có cơ hội tuyển dụng những sinh viên giỏi ngoại ngữ, có đủ năng lực và kỹ năng thích nghi nhanh với môi trường làm việc. ,. Ngược lại, từ phía nhà trường cũng thuận lợi trong việc xây dựng các chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian và chi phí khi phải đào tạo lại nhân sự.
2. Hợp tác nghiên cứu và tài trợ
Các doanh nghiệp thường tìm kiếm trường đại học để hợp tác trong các dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm, các hoạt động xã hội từ đó tạo ra giá trị cạnh tranh và ứng dụng thực tiễn trong công việc.
Đồng thời, doanh nghiệp có thể tài trợ cho trường đại học thông qua các chương trình học bổng, dự án nghiên cứu hoặc cung cấp các nguồn lực và thiết bị cho các phòng thí nghiệm và trung tâm nghiên cứu.
E. Học phí phù hợp và chính sách hỗ trợ tài chính
Học phí và chính sách hỗ trợ tài chính cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi tìm kiếm trường đại học phù hợp để theo học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
1. Học phí
Học phí cũng là một yếu tố quyết định đến việc lựa chọn trường đại học nào mà bạn muốn theo học. Cần cân nhắc điều kiện, hoàn cảnh kinh tế gia đình để đảm bảo việc học tập không bị gián đoạn hoặc bỏ dở vì không đủ tài chính chi trả học phí.
2. Chính sách khuyến khích học bổng và hỗ trợ tài chính
Ngoài học phí, nhiều trường đại học cũng áp dụng nhiều hình thức ưu đãi học phí, chính sách học bổng để hỗ trợ người học. Thí sinh cần tìm hiểu thông tin qua các kênh chính thống của trường đại học dự định theo học trước khi đưa ra quyết định.
Giới thiệu các trường đại học uy tín đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Các thí sinh có thể tham khảo vào những trường đại học đào tạo Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hàng đầu sau đây để lựa chọn ngôi trường mình muốn gắn bó và học tập suốt quãng đời sinh viên.
A. Đại Học Hoa Sen
Có thể nói, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành học top đầu tại Đại học Hoa Sen vì nó có cơ hội việc làm cao. Chương trình đào tạo Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng tại Đại học Hoa Sen mang lại nhiều ưu điểm và cơ hội cho sinh viên.
Trước hết, chương trình được thiết kế và phát triển dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và các phương pháp giảng dạy hiện đại, được tham khảo và cải tiến từ các trường đại học hàng đầu trên thế giới. Điều này đảm bảo rằng sinh viên sẽ nhận được kiến thức và kỹ năng chuyên môn cập nhật và đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp.
Thứ hai, ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng đang nhận được sự quan tâm và đầu tư từ cả phía Chính phủ và xã hội. Việc này mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, với nhu cầu ngày càng tăng về nhân lực chất lượng trong lĩnh vực này.
Một ưu điểm khác của chương trình là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Sinh viên được tham gia vào các hoạt động thực tế như thực tập tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tất cả điều này giúp sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tế và phát triển các kỹ năng cần thiết để thành công trong ngành.
Ngoài ra, chương trình giảng dạy tại đây còn cung cấp cơ hội nhận chứng chỉ quốc tế FIATA. Chứng chỉ này không chỉ là một minh chứng về trình độ của sinh viên mà còn giúp họ nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động toàn cầu.
Cuối cùng, đội ngũ giảng viên của Hoa Sen là những người có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm thực tiễn trong ngành Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng. Sự giàu có kiến thức và kinh nghiệm của họ giúp sinh viên hiểu sâu hơn về lĩnh vực này và chuẩn bị tốt cho sự nghiệp sau này.
B. Đại học Ngoại thương
Đại học Ngoại thương Hà Nội (FTU) nổi tiếng là một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam về đào tạo thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu và các hoạt động liên quan. Chương trình đào tạo Logistics của FTU được xây dựng trên cơ sở giáo trình của các trường đại học danh tiếng trên toàn cầu, đồng thời tích hợp kinh nghiệm thực tiễn từ các doanh nghiệp trong nước.
FTU không chỉ tập trung vào việc cung cấp kiến thức lý thuyết mà còn tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với thực tế qua các hoạt động như kết nối doanh nghiệp, tổ chức hội thảo, tham quan doanh nghiệp và thực tập tại các công ty. Nhờ vào sự kết hợp này, sinh viên có cơ hội phát triển kỹ năng và hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực Logistics.
c. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) là một trong top những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 40 năm lịch sử đào tạo, ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại UEH nổi tiếng là một trong những chương trình hàng đầu tại miền Nam.
Chương trình đào tạo của UEH tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và được thực hiện bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Sinh viên được trang bị kiến thức sâu về Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm các môn như Khoa học quản trị, Kinh tế vĩ mô, Logistics quốc tế, Quản trị chuỗi cung ứng, Vận tải và bảo hiểm.
D. Đại học Thương Mại
Đại học Thương Mại (TMU) là một trong những cơ sở đào tạo uy tín về ngành Logistics tại Hà Nội. Với hơn 60 năm lịch sử phát triển, TMU đã củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong ngành Logistics.
Để mang lại trải nghiệm thực tế cho sinh viên, TMU đã thiết lập các mối quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong ngành logistics như Lazada Express, Bee Logistics, Tân Cảng 128. Nhờ vào điều này, sinh viên có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp này, từ đó nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của mình.
E. Đại học Kinh tế Quốc dân
Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) được coi là một trong những trung tâm đào tạo hàng đầu tại Việt Nam, với danh tiếng cao về chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng và đội ngũ giáo viên. NEU nổi bật trong việc đào tạo các ngành kinh doanh quốc tế, trong đó có ngành Logistics.
Chương trình đào tạo ngành Logistics tại NEU được thiết kế theo chuẩn quốc tế, tập trung vào việc cung cấp kiến thức và kỹ năng về quản lý chuỗi cung ứng và vận tải hàng hóa quốc tế.
Việc lựa chọn một trường đại học phù hợp là bước đầu quan trọng để bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp này. Tuy nhiên, hiểu rõ bản chất công việc và những kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực này cũng không kém phần quan trọng. Để giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về chương trình đào tạo, cũng như những gì bạn sẽ học trong quá trình theo đuổi ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng, hãy nhấp vào liên kết sau để khám phá chi tiết: logistics và quản lý chuỗi cung ứng học những gì. Đây sẽ là nguồn thông tin giá trị, giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho hành trình sắp tới.
Trên đây là giải đáp thắc mắc Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng học trường nào. Hy vọng thông tin trên của Đại học Hoa Sen đã giúp bạn nắm được danh sách trường đại học uy tín và chọn cho mình nơi để theo học. Nếu muốn tìm hiểu thêm về chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.
Xem thêm:
Điểm chuẩn ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng