Đại học Hoa Sen – HSU

Cập nhật điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng chi tiết

Điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại các trường đại học trên cả nước như thế nào? Vấn đề này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xét tuyển vào đại học. Hãy chắc chắn bạn đã nắm rõ để không làm ảnh hưởng tới cơ hội theo học ngành này. Cùng Đại học Hoa Sen tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây.

Mức điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Mức điểm chuẩn của điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chỉ tiêu tuyển dụng, số hồ sơ đăng ký, trường đại học,…

Giới thiệu dịch vụ Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Giới thiệu dịch vụ Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Yêu cầu tuyển dụng đầu vào ngành Logistics

Điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng năm 2024 vẫn giữ nguyên như năm 2023. Trước đó, đã có nhiều thay đổi về yêu cầu trúng tuyển như sau:

  • Năm 2021: yêu cầu điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông là 25.65. Dù lúc này đã áp dụng phương thức đánh giá tư duy để tuyển sinh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng nhiều trường đại học đã không áp dụng.
  • Năm 2022: điểm chuẩn của ngành dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông là 25.25. 
  • Năm 2023: điểm chuẩn của ngành dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông là 24.77. 
Yêu cầu tuyển dụng ngành Logistics
Yêu cầu tuyển dụng ngành Logistics

Sự khác biệt của các phương pháp xét tuyển

Tương ứng với phương pháp xét tuyển điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là các tổ hợp môn học như sau:

  • Trường hợp xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT, tổ hợp môn xét tuyển là D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh), D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh).
  • Trường hợp xét tuyển theo phương thức đánh giá tư duy, tổ hợp môn xét tuyển là K00 (Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh), K01 (Toán, Đọc hiểu, Khoa học tự nhiên) và K02 (Toán, Đọc hiểu, Tiếng Anh)

Tùy vào trường đại học mà hình thức xét tuyển có thể khác nhau. Các em học sinh và gia đình cần tìm hiểu kỹ thông báo tuyển sinh của trường. Nhu cầu xét tuyển của ngành vận tải ngày càng tăng. Dự đoán năm nay điểm điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sẽ giảm hơn năm trước. Xu hướng giảm này đã xuất hiện từ năm trước. Tham khảo bảng so sánh dưới đây để thấy rõ hơn về điều này (Nguồn thông tin từ vnexpress).

Biểu đồ điểm chuẩn ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng từ 2019 - 2023
Biểu đồ điểm chuẩn ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng từ 2019 – 2023

Một số trường đào tạo uy tín ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Hiện nay, có nhiều trường đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng để phục vụ nhu cầu của thị trường. Sau đây Đại học Hoa Sen sẽ chia sẻ về một số trường đại học hàng đầu có điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng phù hợp nhiều đối tượng học sinh.

Đại học Hoa Sen

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của Đại học Hoa Sen chú trọng vào kỹ năng thực hành của sinh viên. Vậy nên, trong quá trình học tập sinh viên của trường sẽ được đưa vào trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của Đại học Hoa Sen ngoài tấm bằng đại học còn được nhận thêm chứng chỉ FIATA. FIATA là chứng chỉ quốc tế về Logistics được cấp bởi Hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế. Những chứng chỉ này đều có giá trị vĩnh viễn toàn cầu.

Đại học Hoa Sen sở hữu đội ngũ giảng viên nhiệt huyết và có nhiều kiến thức thực tế trong ngành. Họ có thể là các doanh nhân làm việc nhiều năm trong lĩnh vực Logistics được nhà trường mời về để chia sẻ kinh nghiệm cho sinh viên.

Giới thiệu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của Đại học Hoa Sen
Giới thiệu ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của Đại học Hoa Sen

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hiện đang áp dụng chương trình học đi đôi với hành. Điều này giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp đã nắm được nhiều kỹ năng trong hệ thống như:

  • Điều hành hệ thống giao nhận.
  • Kho quản lý vật tư.
  • Giám sát và kiểm soát hoạt động Logistics.
  • Vận hành chuỗi cung ứng.
  • Và nhiều vị trí công việc khác trong chuỗi hệ thống Logistics.

Sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh được đánh giá cao vì luôn thích nghi trong mọi hoàn cảnh. 

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh được đánh giá cao vì luôn thích nghi trong mọi hoàn cảnh.
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh được đánh giá cao vì luôn thích nghi trong mọi hoàn cảnh.

Đại học Ngoại thương cơ sở TP. Hồ Chí Minh

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của Đại học Ngoại thương cơ sở TP. Hồ Chí Minh được thiết kế tương thích với nhiều chương trình đào tạo của các trường đại học uy tín trên thế giới. Sinh viên của trường trong quá trình học tập còn có cơ hội giao lưu, trao đổi học tập với các trường liên kết.

Sau khi ra trường, sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của trường ngoài tấm bằng đại học còn có cơ hội nhận chứng chỉ FHD (Fiata Diploma in Supply Chain Management) và FD (Fiata Diploma in International Freight Management) do tổ chức FIATA cung cấp. Các chứng chỉ này đều có thời hạn vĩnh viễn và được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có dễ xin việc không?

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng hiện tại và tương lai đều có nhu cầu việc làm khá lớn. Đây sẽ là cơ hội việc làm cho nhiều người. Đồng thời, nó cũng sẽ là thách thức vì có nhiều khó khăn bạn sẽ phải đối mặt.

Cơ hội việc làm

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng rất lớn. Dưới đây Đại học Hoa Sen sẽ gợi ý một số vị trí việc làm trong ngành này các bạn có thể tham khảo:

Nhu cầu tuyển dụng trong ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Nhu cầu tuyển dụng trong ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
  • Quản lý Logistics: phụ trách lên kế hoạch và điều phối cùng giám sát hoạt động logistics.
  • Chuyên viên vận tải: quản lý, phân phối các phương thức vận chuyển hàng hóa đang cung cấp.
  • Quản lý kho: quản lý và giám sát hoạt động trong kho lưu trữ, chịu trách nhiệm bảo quản, xuất nhập hàng hóa.
  • Quản lý chuỗi cung ứng: phụ trách lên kế hoạch, tổ chức cùng giám sát các hoạt động liên quan chuỗi cung ứng.
  • Chuyên viên mua hàng: phụ trách tìm kiếm, đánh giá và thiết lập quan hệ với những nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
  • Quản lý sản xuất: phụ trách quản lý quá trình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm và lên kế hoạch.

Mức lương khi làm việc trong ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, vị trí, hiệu suất làm việc,… Bình quân một người có thể thu vào 10 đến 20 triệu mỗi tháng.

Khó khăn và thách thức

Đi cùng với cơ hội việc làm hiện tại và tương lai tốt chính là những khó khăn bạn phải đối mặt nếu lựa chọn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Đại học Hoa Sen sẽ điểm danh một vài thách thức để bạn hiểu hơn về điều này, tham khảo ngay:

Khó khăn và thách thức của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Khó khăn và thách thức của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
  • Ứng dụng công nghệ AI, IOT, Blockchain vào hoạt động Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng: điều này khiến cho nhu cầu nhân lực bị giảm đi. Chất lượng nhân lực có kỹ năng cao tăng lên.
  • Yêu cầu chất lượng dịch vụ của khách hàng ngày càng cao: hệ thống vận chuyển phải liên tục nâng cao hiệu suất để đảm bảo giao hàng trong thời gian ngắn hơn.
  • Tối ưu quản lý kho hiệu quả: một kho hàng có rất nhiều hàng hóa ra vào liên tục. Nếu không có một quy trình quản lý hiệu quả sẽ rất dễ xảy ra sai lầm. Chỉ cần một khâu trong quy trình xảy ra lỗi có thể dẫn đến cả hệ thống hỏng mất.
  • Dự đoán nhu cầu tiêu dùng trên thị trường: xu hướng phát triển của thị trường liên tục thay đổi. Việc dự đoán chính xác nhu cầu tiêu dùng sẽ giúp bạn chủ động chuẩn bị nguồn cung cấp.
  • Chuỗi cung ứng bền vững: đây là yếu tố quan trọng giúp chuỗi cung ứng duy trì hoạt động.

Việc hiểu rõ điểm chuẩn ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp bạn chủ động nắm bắt cơ hội. Đại học Hoa Sen hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về một ngành học đang rất“hot” nhưng còn mới lạ với nhiều người.

Facebook Youtube Tiktok Zalo