Cẩm nang nghề nghiệp thú vị của ngành quản trị nhân lực
Nhân lực đóng vai trò là yếu tố nền tảng quyết định sự tồn tại và tạo ra các giá trị hữu hình cho một doanh nghiệp. Chính vì thế, để phát huy tối đa năng lực và tiềm năng của nguồn tài nguyên này, các doanh nghiệp cần phải “chiêu dụ” những nhà quản trị nhân sự tài ba. Nếu đã có hứng thú với ngành quản trị nhân lực, bạn cần chuẩn bị hành trang như thế nào để trở thành một nhà quản trị nhân sự thành công trong tương lai?
Tổng quan ngành quản trị nhân lực. Cẩm nang thú vị của ngành quản trị nhân lực
1. Tổng quan ngành quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực là ngành chuyên đào tạo và cung cấp cho người học những kiến thức, cũng như kỹ năng trong việc quản lý nguồn tài nguyên con người để sử dụng nguồn nhân lực của một doanh nghiệp, tổ chức sao cho hợp lý. Những hoạt động trong ngành quản trị nhân sự bao gồm lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, đánh giá và giám sát hoạt động của nhân viên trong doanh nghiệp,…
Quản trị nhân lực giữ vai trò cơ bản và quan trọng trong công tác quản trị bởi con người là bộ phận nòng cốt và là trung tâm của sự phát triển của một công ty, một doanh nghiệp hay bất kỳ tổ chức nào. Trong khi đó, Quản trị nhân sự là công tác quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lao động – nhân lực của một đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp một cách hiệu quả và hợp lý.
Quản trị nhân lực là bộ phận đóng vai trò xây dựng và củng cố nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
2. Người học quản trị nhân lực cần kỹ năng gì?
Mỗi ngành nghề đều đòi hỏi người lao động một kỹ năng nhất định, và ngành Quản trị nhân lực cũng không ngoại lệ. Chính vì thế, để hoàn thành tốt công việc của một nhà quản trị nhân lực, bạn cần trau dồi những kỹ năng sau:
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử tình huống nhanh nhạy
- Kỹ năng thương thuyết
- Giải quyết vấn đề, mâu thuẫn
- Phân tích nguồn dữ liệu và sử dụng công nghệ thông tin
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng sử dụng con người hiệu quả
- Kỹ năng quản lý thời gian hợp lý
- Kỹ năng chọn lọc kiến thức
3. Học quản trị nhân lực ra làm gì?
Ngành quản trị nhân lực là một lĩnh vực rộng bao gồm nhiều hướng chuyên ngành khác nhau. Hiểu rõ được công việc mình sẽ làm sau khi tốt nghiệp, giúp bạn dễ dàng lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích và nghề nghiệp của mình.
Tìm hiểu công việc cụ thể của người quản trị nhân lực
Người quản trị nhân lực sẽ giữ vai trò tham mưu cho ban lãnh đạo và trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp của công ty. Cụ thể, người quản trị nhân sự sẽ đảm nhiệm những công việc sau:
- Lên kế hoạch tuyển dụng nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp.
- Xây dựng chế độ lương thưởng, phúc lợi và các chính sách đãi ngộ cho nhân sự của công ty. Đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Triển khai các thông báo, tài liệu về thỏa ước lao động, văn hóa doanh nghiệp, cũng như quy định của công ty đến người lao động.
- Nghiên cứu, triển khai các kế hoạch nhằm tối ưu hóa các chính sách, quy trình quản lý,…
- Lên kế hoạch đào tạo, cải thiện và phát huy tối đa năng lực của hệ thống nhân sự trong doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm giải quyết những tranh chấp, khiếu nại và tiến hành xử lý các trường hợp vi phạm nội quy lao động.
- Tiến hành giám sát, đánh giá chất lượng hệ thống nhân sự.
- Lập kế hoạch tài chính báo cáo hàng năm.
- Hoạch định chiến lược nhân sự và xây dựng định biên nhân sự phù hợp dựa trên nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Một số vị trí công việc phổ biến trong ngành quản trị nhân lực mà sinh viên có thể ứng tuyển sau khi tốt nghiệp như:
- Chuyên viên tuyển dụng nhân sự
- Chuyên viên đào tạo nhân sự
- Chuyên viên hoạch định chiến lược
- Nhân viên lương bổng, phúc lợi
- Headhunter
- Nhân viên đánh giá, phân tích hiệu quả nguồn lao động
- Trợ lý giám đốc nhân sự
- Trưởng phòng, giám đốc nhân sự
4. Mức lương ngành quản trị nhân lực
Quản trị nhân lực là vị trí đòi hỏi bạn phải là người chịu được áp lực lớn, khả năng thích ứng, khéo léo trong cách ứng xử và lời nói của mình. Tính chất công việc nặng như vậy liệu mức lương của ngành quản trị nhân lực sẽ như thế nào?
Theo khảo sát lương của CareerBuilder, mức lương khởi điểm của nhân viên HR có từ 1 năm kinh nghiệm trở lên, với mức thấp nhất từ 10 triệu. Đối với vị trí quản lý, mức lương vị trí từ 1-4 năm HR Manager kinh nghiệm trung bình là 26.6 Triệu VNĐ. Mức lương vị trí HR Manager từ 5-9 năm kinh nghiệm trung bình là 34 Triệu VNĐ. Và từ 10 – 19 năm kinh nghiệm mức lương trung bình đạt 44.7 Triệu VND/tháng.
Hy vọng qua bài viết này sẽ đem lại cho bạn nhiều góc nhìn và hiểu rõ hơn về ngành Quản trị nhân lực.
Thí sinh đăng ký thông tin xét tuyển trực tuyến, in phiếu đăng ký xét tuyển tại đường dẫn http://xettuyen.hoasen.edu.vn
Tham khảo thêm thông tin về ngành Quản trị nhân lực của Đại học Hoa Sen tại đây.
Ưu đãi các chính sách học phí https://www.hoasen.edu.vn/tuyensinh/dac-quyen-hoa-sen-boarding-pass/