Đại học Hoa Sen – HSU

Từ một cuốn sách, nghĩ về hiện tượng “đạo văn”

Nhiều năm qua, báo chí nhiều lần đề cập tới hiện tượng “đạo văn”, thậm chí còn chỉ đích danh tác phẩm và tác giả. Dư luận nhiều lần phê phán hiện tượng này, vì nó không chỉ liên quan tới bản quyền, tới đạo đức của người viết mà còn liên quan tới quá trình quảng bá tri thức một cách lành mạnh.

Một bài viết "mượn" nhiều tư liệu của cuốn sách Văn hóa Hmông của TS Trần Hữu Sơn (Thethaovanhoa.vn)

Một bài viết “mượn” nhiều tư liệu của cuốn sách Văn hóa Hmông của TS Trần Hữu Sơn (Thethaovanhoa.vn)

Gần đây, tạp chí Văn hóa dân gian số 2 (2013) đăng bài Về việc sử dụng và trích dẫn một tài liệu ở công trình Trường ca, sử thi trong môi trường văn hóa Tây Nguyên, trong đó khẳng định tác giả Trường ca, sử thi trong môi trường văn hóa Tây Nguyên (NXB Văn hóa dân tộc, H.2005) đã sử dụng một số nội dung về sử thi Ba Na trong công trình Folklore Bahnar (GS, TS Tô Ngọc Thanh chủ biên, Sở Văn hóa – Thông tin Gia Lai – Kon Tum xuất bản năm 1988) mà không dẫn nguồn. Sự kiện này làm nhớ tới cuốn sách Văn hóa HMông của TS Trần Hữu Sơn do NXB Văn hóa dân tộc phát hành năm 1996 (khi cuốn sách này xuất bản chưa có quy định viết là “người Mông”). Cuốn sách là một khảo cứu dân tộc học về văn hóa người Mông ở Lào Cai, là kết quả nghiên cứu sau rất nhiều năm điền dã của tác giả. Tuy nhiên vừa qua, TS Trần Hữu Sơn nói rằng: “Tiếp tục nghiên cứu, tôi phát hiện một số vấn đề trước đây khảo sát, đánh giá chưa chính xác, phải bổ sung, viết lại”. Tức là theo tác giả, cuốn sách chưa thật sự hoàn chỉnh và đó là thái độ khoa học nghiêm túc. Nhưng hơn 10 năm qua, cuốn sách liên tục bị một số người “đạo văn” để đưa vào tác phẩm của họ. 

Xem tiếp TẠI ĐÂY

Theo Nguyễn Hòa
(Nguồn: Nhân Dân, 6/6/2013)

Facebook Youtube Tiktok Zalo