Tràn lan sách tham khảo thiếu nhi “gốc” Trung Quốc: Bài học đầu đời phải là đất nước, con người Việt Nam
19/09/2017
Đó là nhận định của các chuyên gia văn hóa, giáo dục khi nói về việc chọn sách tham khảo, dạy cho trẻ em Việt Nam ở lứa tuổi mầm non.
Bài học nhận biết “Những người trong gia đình” với người mẹ Trung Quốc trong trang phục sườn xám (cuốn Bách khoa thư đầu đời cho trẻ – Từ điển bằng hình cho trẻ em, trang 14, Nhà sách Đinh Tỵ liên kết với NXB Mỹ thuật phát hành) – Ảnh: Thanh Niên Online
Theo GS.TS Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa – Du lịch, Phó hiệu trưởng Trường trung cấp Âu Việt TP.HCM, Chuyên gia Tâm lý Hội Tâm lý Giáo dục học TP.HCM, lứa tuổi mầm non (0-5 tuổi) là giai đoạn phát triển nhận thức rất quan trọng đối với trẻ.
Các chuyên gia giáo dục đều xác định, đây là giai đoạn “tri thức” của con người đang là một tờ giấy trắng. Vì vậy, những gì được viết vẽ vô não bộ sẽ là nền tảng nhận thức, được ghi nhớ rất lâu.
“Trẻ em rất gần gũi với những cảm xúc hình ảnh và chủ yếu học qua hình ảnh. Ở lứa tuổi càng nhỏ thì những ấn tượng hình ảnh càng hằn sâu trên vỏ não. Trẻ sẽ ghi nhớ rất lâu”, ông Hiền nói.
Đặc biệt, ông Hiền phân tích, trẻ ở giai đoạn này cũng chưa thể tự nhận thức, phân biệt. Vì vậy, càng cần phải giáo dục, cho trẻ tiếp cận, gần gũi với văn hóa truyền thống, ngôn ngữ, hình ảnh “mẹ đẻ” về quê hương, đất nước. Sách hình dành cho trẻ em ở lứa tuổi này nên thuần Việt với con trâu, đồng lúa, bờ tre, áo dài hay hình ảnh các địa danh, thắng cảnh, di tích lịch sử Việt Nam, truyện kể Việt Nam…
“Đó là những kiến thức, đặt nền tảng cho sự phát triển văn hóa, tri thức của một con người sau này”, ông Hiền nhấn mạnh.
Xem tiếp tại đây
Theo Nguyên Mi – Tuệ Nguyễn
(Nguồn: Thanh Niên Online, 19/3/2013)