Câu chuyện của những huyền thoại đến Melbourne
14/09/2018
Câu chuyện của những huyền thoại đến Melbourne
Trong số 59 dự án được tuyển chọn, Tales of legends được ban tổ chức đánh giá thuộc tốp 5 dự án điển hình và được mong đợi nhất.
Hội đồng TP Melbourne, Australia tuyển chọn những dự án văn hóa nghệ thuật đặc sắc để hỗ trợ nhằm khuyến khích cộng đồng nghệ sĩ phát huy sáng tạo nghệ thuật và có cơ hội thể hiện tài năng của mình thông qua chương trình tài trợ nghệ thuật thường niên.
Chương trình tài trợ các dự án nghệ thuật như một cách thể hiện sự cam kết của Melbourne nhằm xây dựng một trung tâm văn hóa và nghệ thuật sôi động, hỗ trợ nghệ sĩ và các nhóm nghệ sĩ tổ chức biểu diễn, triển lãm, cũng như lưu trú sáng tác. Các văn nghệ sĩ nghiên cứu, thể nghiệm, phát triển, cho ra đời những ý tưởng đột phá mạnh mẽ, cũng có khi là sự can đảm và phản biện, nhằm thu hút với người dân bản địa và du khách – đó là những điều mà Melbourne mong muốn hướng tới.
Năm 2017, chương trình tài trợ hơn 800.000USD cho 62 dự án và đã được thực hiện năm 2018. Năm nay, có đến 294 dự án mới trên toàn thế giới gửi tới ứng tuyển. Qua nhiều vòng xét duyệt với rất nhiều tiêu chí, từ nghệ thuật và tính văn hóa, sự sáng tạo và đa dạng, yếu tố bảo tồn và di sản, tính nhân văn và yếu tố bình đẳng giới, chất liệu độc đáo và tính thân thiện với môi trường, khả năng tiếp cận với công chúng và tính thực tiễn, ban tổ chức đã tuyển chọn ra 59 dự án nổi bật nhất để tài trợ, hoàn thiện, công bố và triển lãm trong năm 2019 tại Australia, tổng trị giá 840.000USD.
Họa sĩ trẻ Trần Thanh Cảnh không giấu được niềm vui và xúc động khi biết rằng, hành trình 5 năm thầm lặng của anh đã nhận được sự động viên to lớn này. Theo họa sĩ Trần Thanh Cảnh, Tales of legends bắt nguồn cảm hứng từ những hiện vật khảo cổ ở các di chỉ và những giả thuyết về tổ tiên huyền thoại của người Việt Nam. Nghệ sĩ giả lập về những vật phẩm được tìm thấy tại hầm mộ các công chúa của 18 đời Vua Hùng, bao gồm áo choàng, trang phục đính cườm và đồ trang sức, từ đó phục dựng lại chân dung của các Mị Nương trong những bức tranh. Mỗi tác phẩm sẽ là một bộ gồm tranh và các hiện vật, qua đó kể những câu chuyện về đất nước, tính anh hùng và sự vô danh.
Để hoàn thiện 18 bộ tác phẩm trưng bày trong triển lãm này, họa sĩ Trần Thanh Cảnh đã nghiên cứu và thực hiện suốt gần 5 năm qua với những kỹ thuật đặc biệt được thực hiện hoàn toàn thủ công, kết hợp từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: lụa, kim loại, cườm… “Nó có thể xem như là cuộc hôn phối giữa hội họa và thời trang với hình thức sắp xếp đa chiều. Các bộ tác phẩm được xây dựng theo lối đồng hiện thông qua hình thức tạo lớp. Các câu chuyện sẽ được ngụ ý qua dàn trải trên bề mặt phẳng, kết hợp với các thiết lập khối nổi để hiển thị trang phục và đồ trang sức, cũng như các chi tiết khác để tạo ra hiệu ứng đa chiều. Trong một không gian nhiều lớp như thế, mỗi nhịp sẽ dẫn dắt người xem đi tới một lát cắt về tình yêu, sự anh dũng và cả lòng thù hận đã đi vào huyền sử”, Thanh Cảnh cho hay.
Với triển lãm này, Trần Thanh Cảnh mong muốn mang đến một dấu ấn bản sắc trong nghệ thuật. Truyền thuyết vốn là vùng trời rộng lớn cho phép sự tưởng tượng của người nghệ sĩ tự do bay lượn. Ý thức từ những giá trị cội nguồn Việt Nam, người họa sĩ muốn thêu dệt nên những sáng tạo mới nhằm làm phong phú nghệ thuật nước nhà và mang giao lưu với các không gian văn hóa quốc tế. “Hy vọng đóng góp một phần vào mối giao lưu, thấu hiểu, chia sẻ và trân trọng nền văn hóa giữa Việt Nam và Australia”, họa sĩ chia sẻ.
Vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt với gần 300 dự án nghệ thuật của nhiều cá nhân và nhóm họa sĩ trên toàn thế giới, Câu chuyện của những huyền thoại (Tales of legends) – một dự án nghệ thuật của họa sĩ trẻ Trần Thanh Cảnh, đã nhận được sự tài trợ của Quỹ Nghệ thuật và Di sản của TP Melbourne, Australia. Trong số 59 dự án được tuyển chọn, Tales of legends được ban tổ chức đánh giá thuộc tốp 5 dự án điển hình và được mong đợi nhất.
Cơ hội cho cộng đồng nghệ sĩ
Hội đồng TP Melbourne, Australia tuyển chọn những dự án văn hóa nghệ thuật đặc sắc để hỗ trợ nhằm khuyến khích cộng đồng nghệ sĩ phát huy sáng tạo nghệ thuật và có cơ hội thể hiện tài năng của mình thông qua chương trình tài trợ nghệ thuật thường niên.
Chương trình tài trợ các dự án nghệ thuật như một cách thể hiện sự cam kết của Melbourne nhằm xây dựng một trung tâm văn hóa và nghệ thuật sôi động, hỗ trợ nghệ sĩ và các nhóm nghệ sĩ tổ chức biểu diễn, triển lãm, cũng như lưu trú sáng tác. Các văn nghệ sĩ nghiên cứu, thể nghiệm, phát triển, cho ra đời những ý tưởng đột phá mạnh mẽ, cũng có khi là sự can đảm và phản biện, nhằm thu hút với người dân bản địa và du khách – đó là những điều mà Melbourne mong muốn hướng tới.
Năm 2017, chương trình tài trợ hơn 800.000USD cho 62 dự án và đã được thực hiện năm 2018. Năm nay, có đến 294 dự án mới trên toàn thế giới gửi tới ứng tuyển. Qua nhiều vòng xét duyệt với rất nhiều tiêu chí, từ nghệ thuật và tính văn hóa, sự sáng tạo và đa dạng, yếu tố bảo tồn và di sản, tính nhân văn và yếu tố bình đẳng giới, chất liệu độc đáo và tính thân thiện với môi trường, khả năng tiếp cận với công chúng và tính thực tiễn, ban tổ chức đã tuyển chọn ra 59 dự án nổi bật nhất để tài trợ, hoàn thiện, công bố và triển lãm trong năm 2019 tại Australia, tổng trị giá 840.000USD.
Họa sĩ Trần Thanh Cảnh là thạc sĩ nghệ thuật, đã có gần 20 giải thưởng mỹ thuật và thiết kế, 3 triển lãm cá nhân, hơn 50 triển lãm nhóm trong nước và quốc tế. Hiện, anh đang là Ủy viên BCH Hội Mỹ thuật TPHCM, Chủ nhiệm CLB Họa sĩ trẻ Hội Mỹ thuật TPHCM, là giảng viên của nhiều trường đại học tại TPHCM.
|
Hành trình của 5 năm thầm lặng
Họa sĩ trẻ Trần Thanh Cảnh không giấu được niềm vui và xúc động khi biết rằng, hành trình 5 năm thầm lặng của anh đã nhận được sự động viên to lớn này. Theo họa sĩ Trần Thanh Cảnh, Tales of legends bắt nguồn cảm hứng từ những hiện vật khảo cổ ở các di chỉ và những giả thuyết về tổ tiên huyền thoại của người Việt Nam. Nghệ sĩ giả lập về những vật phẩm được tìm thấy tại hầm mộ các công chúa của 18 đời Vua Hùng, bao gồm áo choàng, trang phục đính cườm và đồ trang sức, từ đó phục dựng lại chân dung của các Mị Nương trong những bức tranh. Mỗi tác phẩm sẽ là một bộ gồm tranh và các hiện vật, qua đó kể những câu chuyện về đất nước, tính anh hùng và sự vô danh.
Để hoàn thiện 18 bộ tác phẩm trưng bày trong triển lãm này, họa sĩ Trần Thanh Cảnh đã nghiên cứu và thực hiện suốt gần 5 năm qua với những kỹ thuật đặc biệt được thực hiện hoàn toàn thủ công, kết hợp từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: lụa, kim loại, cườm… “Nó có thể xem như là cuộc hôn phối giữa hội họa và thời trang với hình thức sắp xếp đa chiều. Các bộ tác phẩm được xây dựng theo lối đồng hiện thông qua hình thức tạo lớp. Các câu chuyện sẽ được ngụ ý qua dàn trải trên bề mặt phẳng, kết hợp với các thiết lập khối nổi để hiển thị trang phục và đồ trang sức, cũng như các chi tiết khác để tạo ra hiệu ứng đa chiều. Trong một không gian nhiều lớp như thế, mỗi nhịp sẽ dẫn dắt người xem đi tới một lát cắt về tình yêu, sự anh dũng và cả lòng thù hận đã đi vào huyền sử”, Thanh Cảnh cho hay.
Với triển lãm này, Trần Thanh Cảnh mong muốn mang đến một dấu ấn bản sắc trong nghệ thuật. Truyền thuyết vốn là vùng trời rộng lớn cho phép sự tưởng tượng của người nghệ sĩ tự do bay lượn. Ý thức từ những giá trị cội nguồn Việt Nam, người họa sĩ muốn thêu dệt nên những sáng tạo mới nhằm làm phong phú nghệ thuật nước nhà và mang giao lưu với các không gian văn hóa quốc tế. “Hy vọng đóng góp một phần vào mối giao lưu, thấu hiểu, chia sẻ và trân trọng nền văn hóa giữa Việt Nam và Australia”, họa sĩ chia sẻ.
MINH AN
Nguồn: Saigon Giải Phóng Online
Khoa Thiết Kế & Nghệ Thuật, trường Đại học Hoa Sen xin chia vui cùng thầy Cảnh.
Chúc thầy Cảnh luôn hăng say nhiệt huyết truyền lửa đam mê cho các thế hệ sinh viên tiếp nối con đường nghệ thuật này.