Đại học Hoa Sen – HSU

Văn hóa – Giáo dục

Câu chuyện giáo dục: Đọc truyện có khó không?
– Chào Ikki, cuối tuần vui không? – Dạ vui, em đi Vung Tao (Vũng Tàu) với bạn En (An). Sáng thứ hai vào lớp, tôi hỏi thăm Ikki, và thỉnh thoảng các bạn sinh viên cạnh bên Ikki giúp “chuyển ngữ” cho tôi hiểu những gì Ikki nói vì dù dùng tiếng Anh trao đổi với nhau, nhưng phát âm tiếng Anh của Ikki khá khó nghe, vì vậy bạn bè cùng lớp nói chuyện “đầu đuôi” với Ikki nắm bắt tình huống nhanh hơn tôi. Tuy nhiên hôm nay Ikki nói chuyện với tôi bằng một vẻ ngại ngại...
Những đổ vỡ và cơ hội từ Charlie
Hệ lụy khủng khiếp mà cuộc tấn công vào tòa báo Charlie Hebdo tuần qua mang lại trước tiên đương nhiên là mạng người, kể cả vô tội lẫn có tội (tùy theo quan điểm của từng người). Nhìn ở một góc độ sâu xa hơn, đây là đòn đánh thẳng vào một trong những giá trị cơ bản nhất của văn hóa Pháp. Quyền tự do ngôn luận được chính thức xuất hiện dưới văn bản pháp lý từ thế kỷ thứ 17 ở Anh (Bill of Right) và thế kỷ thứ 18 trong thời cách mạng Pháp (Right...
Cải cách giáo dục đại học là mệnh lệnh sống còn của Việt Nam
Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại trường Quản lý nhà nước Harvard Kennedy, một trong những sáng lập viên của Quỹ Học bổng Việt Nam – Hoa Kỳ (VEF), hiện là Chủ tịch Quỹ Tín thác sáng kiến đại học Việt Nam (TUIV, quỹ đầu tư của Đại học Fulbright Việt Nam – FUV) trong câu chuyện với TBKTSG nói rằng ông hy vọng FUV sẽ trở thành điển hình về quản trị đại học ở Việt Nam. TBKTSG: Thưa ông, giáo dục là khát vọng to lớn của người dân Việt Nam, vậy FUV như mong...
Trường đại học Nhật sử dụng thời gian như thế nào?
Tôi là một sinh viên Việt Nam. 16 năm đi học, tôi quen với khái niệm một tiết học 45 phút. Trong giờ học, nhiều lúc có thể làm bài tập về nhà của môn khác, có thể nói chuyện rúc rích, cười đùa, chuyền giấy, ăn quà vặt dưới hộc bàn, nghe nhạc, đọc truyện, ngủ, lên Facebook, lướt mạng… và thậm chí bất cứ việc gì có thể giết thời gian khác. Đồng ý là không phải lúc nào cũng do giáo viên dạy chán mà do học sinh nghịch. Sang Nhật, lần đầu tiên tôi biết đến...
Ý niệm đại học: Linh hồn của giáo dục cấp cao
Đại học, muốn xứng danh là đại học, phải được một “Ý niệm” dẫn đạo như ngôi sao Bắc đẩu. Không ai có ảo tưởng, một ngày nào đó, sẽ “đến được” ngôi sao ấy, nhưng không có nó, ta sẽ lầm lũi và lầm lạc trong đêm tối mịt mùng. “Ý niệm”, như chân trời vươn tới, như lý tưởng vẫy gọi…    Nền đại học ngày nay không thể quên công lao và đóng góp có ý nghĩa lịch sử của Karl Jaspers. Sau tháng 5.1945, sự sụp đổ của chế độ toàn trị quốc xã để lại...
Một chút tản mạn – ngày 20/11
Những ngày của tháng Mười một, bao giờ cũng nghĩ về nghề giáo, về thầy cô, về học trò thật nhiều. Nhận được một số tin nhắn, điện thoại, email chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Ấy thế mà dù đã hơn 5 năm gắn bó với bục giảng, cứ lần nào nhận được lời chúc mừng tôi vẫn thấy có một chút bồi hồi, lạ lẫm khó tả. Nghề không chọn tôi, là tôi chọn nghề. Nhưng không phải không có lúc tôi nghĩ đến chuyện chuyển nghề. Nhiều trăn trở, bức xúc. Vậy cái gì giữ chân tôi...
Facebook Youtube Tiktok Zalo