Đại học Hoa Sen – HSU

Thông tin chuyên đề

Câu chuyện giáo dục: Đọc truyện có khó không?
– Chào Ikki, cuối tuần vui không? – Dạ vui, em đi Vung Tao (Vũng Tàu) với bạn En (An). Sáng thứ hai vào lớp, tôi hỏi thăm Ikki, và thỉnh thoảng các bạn sinh viên cạnh bên Ikki giúp “chuyển ngữ” cho tôi hiểu những gì Ikki nói vì dù dùng tiếng Anh trao đổi với nhau, nhưng phát âm tiếng Anh của Ikki khá khó nghe, vì vậy bạn bè cùng lớp nói chuyện “đầu đuôi” với Ikki nắm bắt tình huống nhanh hơn tôi. Tuy nhiên hôm nay Ikki nói chuyện với tôi bằng một vẻ ngại ngại...
Giáo dục: mời gọi lên đường
“Ta thấy những kiến thức mà trong những thời đại trước đây, tinh thần lão luyện của bao người đã phải dày công nghiên cứu, nay được hạ thấp xuống thành những thông tin, bài tập, thậm chí trò chơi của tuổi ấu niên. Trong sự tiến bộ này của nền giáo dục, ta có thể nhận ra lịch sử của việc đào tạo văn hoá (Bildung) của toàn thế giới được tái hiện lại ở những nét phác thảo”.   Tượng Wilhelm von Humboldt (1769 –1859) tại đại học mang tên ông ở Berlin – Đức. Ảnh: TL Không...
Tôi bận đọc
Dành tặng các sinh viên năm nhất của tôi Kinh nghiệm này tôi học được từ một thầy giáo dạy tiếng Anh chuyên ngành Lý thuyết văn học, từng học Đại học ở Thụy Điển, Cao học ở Anh và kém tôi 7 tuổi, người không ngừng khiến tôi sửng sốt vì sự hiểu biết phong phú, tư duy mạch lạc và cách nhìn nhận vấn đề vô cùng sâu sắc. Nhiều sinh viên của tôi than thở: “Sách ở Đại học quá nhiều và chúng em không đủ thời gian để đọc. Làm sao có thể xoay xở được...
Để một dân tộc không trở thành đám đông
Không phải chỉ ở Việt Nam có ít người đọc sách. Một thăm dò của “Quỹ ý kiến xã hội” Nga năm 2013 cho hay gần một nửa người Nga cả năm không mở một quyển sách nào! TTCT trích dịch cuộc trò chuyện của tuần san Luận Chứng Và Sự Kiện (A&F) với nhà văn Nga Zakhar Pripelin về kết quả này. Z. Pripelin: Một nửa (người Nga) không đọc, vậy một nửa còn lại đọc à? Tôi nghĩ chúng ta đang dối mình. Hiện chỉ có từ 7-10% dân Nga đọc thôi, 40% còn lại tự lừa phỉnh...
GS Phan Văn Trường: Thành công là được sống với đam mê
Đối thoại tuổi 20 kỳ này là những chia sẻ từ giáo sư Phan Văn Trường (sinh 1946) về lý tưởng sống, khát vọng cống hiến một thời tuổi trẻ của ông. Giáo sư Phan Văn Trường là cựu học sinh Trường Jean – Jacques Rousseau (nay là THPT Lê Quý Đôn TP.HCM). Sau khi tốt nghiệp, ông qua Pháp học và theo đuổi lĩnh vực cầu đường. Ông đã và đang là lãnh đạo cấp cao của nhiều tập đoàn lớn. Ông được tổng thống Pháp trao tặng Huy chương Hiệp sĩ Đài ghi công (1990), Huân chương Hiệp...
Service Learning – bệ phóng cho những công dân toàn cầu
Service Learning (mô hình giáo dục học tập thông qua phục vụ cộng đồng) đang được phổ biến ở các trường đại học trên thế giới vì sự hiệu quả của nó trong việc nuôi dưỡng và phát triển nhân cách, trách nhiệm công dân, các kỹ năng của sinh viên. Tại Việt Nam, Đại học Hoa Sen là trường đầu tiên áp dụng và phát triển mô hình Service Learning một cách sâu rộng trong các ngành học, thậm chí đã thành lập hẳn một trung tâm chuyên trách. Dịp này, phóng viên Người Đô Thị đã có cuộc...

Bộ lọc

Từ khóa
Danh mục
Khoảng ngày
Từ
Đến ngày
Làm lại
Facebook Youtube Tiktok Zalo