Đại học Hoa Sen – HSU

Khoa học – Tri thức

Xây dựng TPHCM dựa vào công nghệ số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Ngày hội doanh nghiệp công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo TPHCM năm 2020 vừa diễn ra tại Khu đô thị Đại học Quốc gia TPHCM, với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số: Nền tảng và giá trị mới”. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến trong quá trình xây dựng hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo và số hóa không gian giao tiếp trên địa bàn thành phố. Ứng dụng các thành tựu của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh...
Hạt Higgs, lực cơ bản thứ năm mới lạ ?
Hầu như đồng thời vào hè năm 1964, sáu nhà vật lý độc lập với nhau cùng đề xuất một cơ chế mang khối lượng cho vạn vật. Cơ chế BEH (Brout, Englert, Higgs, coi phụ chú 5) này là nền tảng của Mô Hình Chuẩn, một lý thuyết diễn tả nhất quán và chính xác ba lực cơ bản của Tự nhiên: điện từ, lực mạnh và lực yếu của hạt nhân nguyên tử. Cùng với lực hấp dẫn (diễn tả bởi thuyết Tương đối rộng) chúng hợp thành bốn lực cơ bản chi phối cách vận hành và...
Nobel vật lý: hướng tới máy tính siêu nhanh
Giải Nobel vật lý 2012 đã được trao cho nhà vật lý học người Mỹ David Wineland và nhà vật lý người Pháp Serge Haroche về công trình nghiên cứu vật lý lượng tử. “Các nhà khoa học đoạt giải Nobel vật lý năm nay đã mở ra cánh cửa cho một kỷ nguyên mới trong việc thử nghiệm vật lý học lượng tử bằng cách nghiên cứu và quan sát trực tiếp các hạt lượng tử riêng lẻ mà không phá hủy chúng”, Viện hàn lâm Khoa học hoàng gia Thụy Điển cho biết. Xem tiếp tại đây Theo Đông...
TSKH Phan Hồng Giang: Con chữ mảnh mai
TSKH Phan Hồng Giang sinh năm 1941 ở Huế, là con trai thứ của nhà phê bình văn học Hoài Thanh. Ngay từ nhỏ, anh đã được du học (từ lớp 4 tới lớp 8, cậu bé Nguyễn Đức Hân đã được vào học ở Trường Thiếu nhi Việt Nam tại Quế Lâm và Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc). Mãi tới năm lớp 9, anh mới về Hà Nội học… Năm 1960, anh được chọn đi học tại Khoa Ngữ văn ở Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.Lomonosov (MGU). Có lẽ cái duyên gắn anh...
Tờ báo khoa học quốc tế Asia Pacific on computational engineering (APJCEN): Do các nhà khoa học Việt Nam đề xướng và điều hành
Đã từ lâu tôi có hoài bão đứng ra thành lập một tờ báo khoa học quốc tế chuyên ngành! Ý định phát xuất đã hơn 30 năm rồi, khoảng năm 1981 khi tôi đi tham dự Hội nghị khoa học tại Anahiem, California (Hoa Kỳ) về cấu trúc các lò nguyên tử lực. Lúc ấy có một nhà xuất bản quốc tế, nếu tôi nhớ không lầm là Elsevier (Hà Lan) tìm cách tiếp xúc và ra đề nghị là nếu tôi đề xướng thành lập một tạp chí khoa học, họ sẽ ủng hộ. Tôi đã không đáp...
Nghiên cứu tia vũ trụ để tìm dấu hiệu tồn tại vật chất tối
Website Livescience.com ngày 19/9 đưa tin: Phổ kế từ tính Alpha (AMS) đặt trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS đang bay cách trái đất 400 km đã tiến hành phân tích 41 tỷ hạt tia vũ trụ, nhờ đó giúp chúng ta hiểu biết hơn về vật chất tối – loại vật chất thần bí không nhìn thấy chiếm 27% toàn bộ vũ trụ. GS Samuel Ting đứng trước AMS khi thiết bị này còn chưa được phóng để ghép vào trạm vũ trụ ISS. Hồi năm ngoái AMS đã thu được chứng cớ về sự tồn tại của vật chất...
Facebook Youtube Tiktok Zalo