Đại học Hoa Sen

Big4 – Audit internship 2018

BIG 4 – Audit Internship 2018 – một chút kinh nghiệm nhỏ xíu xìu xiu
(written by Trần Thảo Ngọc, sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Hoa Sen, hiện đang làm việc tại KPMG)
 
1) Vòng CV: của Big 4 mình cảm nhận dễ pass, trừ khi CV quá sơ sài thôi – nói chứ mình pass 3 firms vòng này thôi, fail EY chưa kịp gửi xe ở Bi téc cô :’)) haha. Nếu GPA bạn thấp cũng đừng lo, nhưng không phải thế mà để thấp tè te luôn nha, phải cố gắng nâng GPA lên, học tốt các môn chuyên ngành và tham gia các hoạt động ở trường nữa, ít nhất cũng phải có 2-3 hoạt động để các bạn ghi vào CV và cũng có experiences khi đi interview.
 
2) Vòng Test:
– PwC: là verbal test (cụ thể True False Not Given question) 20 phút – 3 câu hỏi/ đoạn, mình không nhớ rõ bao nhiêu đoạn, chỉ nhớ nhiều muốn xỉu, cái này còn áp lực hơn thi “Ai eo”. (Nhớ zoom màn hình lên vì chữ nhỏ như con kiến mà phải căng não ra suy nghĩ nữa nha các bạn;)). Nói chứ trước ngày test chính thức, PwC sẽ gửi link practice cho các bạn làm quen luyện tập trước. Numberical test năm 2018 về Data Interpretion (lên mạng search từ khóa này sẽ ra rất nhiều bài tập cho các bạn luyện tập). Năm nay 2018 thi tập trung test ở GEM Center chia thành nhiều ca, 1 ca gần 200 bạn, à không có essay!
– Deloitte: 40 câu kiến thức kế toán, kiểm toán, tài chính, IQ, 1 essay 120s. Tổng cộng thời gian làm bài: 60s (bao gồm luôn essay). Đề không dễ thở, tốc độ làm bài phải cực nhanh và chính xác vì không có time để quay lại suy nghĩ đâu các bạn; (((essay 2018 về nền Công nghiệp 4.0 (vừa mới có hội thảo tổ chức ở Hà Nội là mấy ngày sau vô Deloitte test liền;))) nên các bạn nhớ đọc báo và nắm bắt các vấn đề hot hiện nay nha, Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đề của mình là những giá trị mà auditing mang lại cho doanh nghiệp và xã hội.
– KPMG: Đề siêu siêu dễ nhưng mà dễ quá cũng khiến mình suy nghĩ nhiều ;))) cho phức tạp lên, khoảng 3 câu audit, còn lại là basic kế toán, thuế khoảng 3 câu, tổng cộng 45 phút cho 25 câu + 1 essay. Thiệt sự là rất dễ, mình ví dụ 1 câu: Giảm bên Nợ là những tài khoản nào  essay về CVs tiếp, giống y chang câu hỏi lúc application.
 
3) Vòng Group Interview: recommend cho vòng này là các bạn nên tìm members trong nhóm và gặp nhau 1-2 ngày để find out the best way (nhanh nhất và hiệu quả nhất) cho từng loại đề mình có thể gặp trong vòng group (Đề social hay technique). Mình đã quan sát, trải nghiệp, và nhận được chia sẻ từ nhóm khác. Điều này giúp các bạn không bỡ ngỡ khi vào GI, ít nhất các bạn biết nhau, tập nhớ tên nhau, và biết cách làm. Vô là quất thôi chứ không suy nghĩ nữa, cơ hội cả team pass cao!! Tìm bạn trên FB: trong page “Luyện thi Big 4 kì internship 2018-2019””rất hữu ích!!
– PwC: Đề social, 1 group khoảng 7-8-9 members, đừng im lặng nha, nói nhiều lên nhưng nhẹ nhàng nha chứ không phải aggressive, support teammates, tự tin, dù tiếng anh không phát âm hay or trôi chảy, nhưng ý hay và nói nhiều vẫn pass nha các bạn. Không được giành nói, đến phần mình sẽ có time để nói. Quan trọng: Controll time, Không có leader hay thư kí, mọi người tự note lại ý của mình và các bạn khác, xong present. 5 phút đọc đề, 30 phút discuss, 10 phút present, 5 phút Q&A.
Deloitte: 1 case play roll thực sự đổ mồ hôi mẹ, mồ hôi cha, mồ hôi con. Bạn đóng vai là Audit assistant, sẽ có information về các khoản mục kế toán của client ví dụ: Short term investment có kì hạn gốc x tháng (x cụ thể mà mình ko nhớ số mấy nữa :’)) chuyển thành cash equivalent -> đọc lại chuẩn mực Tiền mới biết ngta hạch toán đúng hay sai. Rồi tiền lương, chi phí quản lý doanh nghiệp (trong đây sẽ mix tùm lum expense, bạn phải biết classify từng loại chi phí, cái nào đúng, cái nào sai).
À, về Account Recievable và các khoản lập dự phòng => đọc lại tiếp VAS về AR nha ;’)))
Nhìn chung, vững VAS thì mới solve tốt được. Không thuyết trình, playroll và debate với interview (nhóm mình là 1 chị VN và 1 chú người nước ngoài).
Khá căng thẳng và nghẹt thở, đã gặp team trước đó rồi, cùng thảo luận phương án giải quyết topic mà ngày official vẫn còn lúng túng. Ví dụ: 1 case đề dài quá, nếu mỗi người tự đọc đề sẽ tốn rất nhiều thời gian, nên chia đề ra khoảng 2-3 đoạn hợp lý, 2 bạn đọc 1 đoạn, sau 3 phút, 3 nhóm nhỏ đó sẽ tóm tắt lại cả đề bài cho cả nhóm, đọc thành tiếng nha, như vậy vừa save time vừa efficient. Đó là cách làm nhóm mình!! Tất cả thành viên đều debate và inquiry client, đừng aggressive quá là fail đó cho dù bạn nói hay cỡ nào. Lúc nào cũng phải support teammates!
– KPMG: Nghẹt thở không kém, vòng test dễ lọt thì vòng này loại nhiều nhất. Có 2 vòng nhỏ trong GI. 1 Group 9 bạn, chia thành 3 group nhỏ interview với HR khoảng 10 phút. xong phần này thì đến Work simulation gồm 9 members, được cho 1 case về tính NRV của Inventory, 5 phút đọc đề, 15 phút discuss, 10 phút present. Rất căng nha các bạn, phần này phải nắm được cách tính NRV và Revalution của Inventory, phải hiểu được những chi phí nào tính vào giá cost Inventory. Nhóm mình bị miss là inventory gồm có WIP, Raw Material, FG. Mà lúc đó chỉ focus on FG thôi nên ignore 2 cái kia, xong cuối cùng bị hỏi -> đứng hình vỡ lẽ. Nhóm mình 9 bạn, vô FI 3 ngừoi, mình không nói nhiều lúc present, nhưng support rất nhiều, và không được AGGRESSIVE nha!! Lúc các bạn discuss là các anh chị đi vòng vòng xem, hôm mình là 2 Senior Audit, 1 Manager. Mà các anh chị dễ thương lắm nên tinh thần cũng thoải mái.
 
4) Vòng Final:
KPMG FINAL INTERVIEW– full English:
1. Giới thiệu về bản thân (phần này tất cả firm đều hỏi nên chuẩn bị trước ở nhà trôi chảy, khoảng 3-4 câu).
2. Tại sao bạn chọn auditing (chuyên ngành hay trái ngành đều hỏi)?
3. Bạn có bao giờ bị stress chưa và cách bạn vượt qua stress?
4. Bạn có bao giờ gặp conflict khi làm việc nhóm chưa và cách bạn solve problem như thế nào?
5. Nếu bạn thi KPMG thì học thuộc lòng 7 core values (CVs) và kể 1 trải nghiệm của bản thân ứng với 1 trong 7 CVs. Vì CVs sẽ xuất hiện từ vòng application đến Final Interview. (Tuy nhiên mỗi năm sẽ thay đổi nhưng chắc chắn Core values sẽ
được hỏi).
6. Tại sao em chọn KPMG? Điều em thích nhất ở KPMG là gì?
7. Interviewer sẽ nhìn sơ về bảng điểm (KPMG có xem thêm University transcript khi final interview), môn nào điểm thấp người ta sẽ xoáy vào (mình bị “tỏa sáng””lúc này =)))). Honestly, mình biết GPA của mình rất thấp, có môn rớt nữa (môn trái ngành) và mình rất sợ bị soi, nhưng điểm chuyên ngành lại cao có lẽ vớt vát lại nên các bạn đừng sợ nha, cố gắng học chuyên ngành accounting, auditing là tốt rồi.
8. Technique: Firstly, nên ôn các phần hành này: Inventory, PPE, AR, AP, Revenue, Prepaid exp., sau đó còn time thì đọc thêm Borrowing cost, Investment property, bla bla bla… đọc VAS, IFRS, IAS.
(Technique rất quan trọng vì Big4, NonBig hay local firms đều focus on these knowledge, cho dù PwC không test chuyên ngành nhưng khi FI, các bạn học accounting và auditing đ ều có khả năng bị hỏi (bạn mình thi FI PwC đc h ỏi technique). Sau này khi On board rồi, các bạn tốt chuyên ngành sẽ catch up nhanh hơn nên mình rất recommend các bạn dành thời gian ôn tập lại kiến thức kế kiểm).
Làm sao kiểm hàng tồn kho (câu mình được hỏi khi FI)
Có thể nói theo flow ví dụ: 1. Objective, Assertion, Evidence, Audit procedures.
Hoặc học theo sơ đồ, đa số các chuẩn mực đều có thể học theo map này: Definition, Recognition, Measurement và Disclosure.
Vì khi các bạn hết ý nói về kiểm khoản mục này, thì cứ expand những thứ liên quan (ví dụ: 4 tiêu chí mình liệt kê trên), bạn phải show được cho interviewer thấy bản thân mình thật sự hiểu và biết về khoản mục đó. Đừng im lặng.
Cuối cùng thì Interviewer (mình được Audit Director interview) sẽ hỏi bạn có câu hỏi gì thêm không? mình cảm thấy chị director chia sẻ nhiều hơn là interview mình nữa =)))
Conclusion: Một số bạn thắc mắc học ACCA rồi mới thi vô Big 4 tốt được. Đương nhiên học là tốt rồi, nhưng chưa học cũng đừng sợ, vì mình học F3 rồi thấy không gặp nhiều trong bài test (PwC không test chuyên ngành, Deloitte về VAS, KPMG có một vài kiến thức F3 ở level rất basic, không khó nha) còn thuế thì các bạn đọc SCT, CIT, PIT, VAT là được rồi, Deloitte và KPMG hỏi cũng rất ít. Nhưng đam mê audit và định hướng dài lâu thì ACCA là rất rất nên học nha các bạn. Mình nghĩ là bắt buộc phải có luôn đó!
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của Thảo Ngọc kì audit internship 2018. Không phục vụ cho bất kì mục đích, cá nhân hay tổ chức nào, nếu còn gì sai sót, mong nhận được những góp ý từ các bạn.
Chúc các bạn luôn vui vẻ, hạnh phúc, và vững tin trên con đường mình theo đuổi!!!
10.11.18
TN
 
Facebook Youtube Tiktok Zalo