Dự án “Service-learning Applied Art Therapy” (SLAAT)
Applied Art Therapy (Liệu pháp nghệ thuật ứng dụng) là phương pháp dùng chức năng của nghệ thuật (vẽ tranh, nặn đất, xé/ghép dán…) để định hướng, giúp các cá nhân ở mọi lứa tuổi thể hiện thế giới nội tâm qua việc sáng tạo sản phẩm nghệ thuật tạo hình, qua đó giúp họ tự chữa lành hoặc kết nối với thế giới và các nguồn lực hỗ trợ bên ngoài.
Trung tâm Service-learning kết hợp với TS. Nguyễn Minh Anh, Trưởng Bộ môn Kỹ năng và Kiến thức tổng quát và Làng trẻ em SOS thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Làng SOS) phát triển và thực hiện dự án “Học thông qua phục vụ cộng đồng – Liệu pháp nghệ thuật ứng dụng (tên tiếng Anh và viết tắt: Service-learning Applied Art Therapy Project – SLAAT).
Đây là dự án Applied Art Therapy đầu tiên tại Việt Nam và cũng là dự án Service-learning đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng phương pháp này.
Mục tiêu dự án:
Dự án nhằm trang bị cho sinh viên các kỹ năng ứng dụng Applied Art Therapy để giúp nhóm trẻ mồ côi tại Làng SOS diễn đạt bản thân, gia tăng kết nối với cuộc sống thông qua tương tác thân thiện và phản hồi tích cực trong những hoạt động sáng tạo và trình bày sản phẩm tạo hình.
Đối tác cộng đồng: Làng trẻ em SOS Tp. HCM
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Anh
Thời gian thực hiện dự án: từ tháng 04.2017 đến tháng 06.2017.
Công việc cụ thể của sinh viên khi tham gia dự án:
- Ứng dụng kỹ năng liệu pháp nghệ thuật cơ bản trong công việc với trẻ tại Làng SOS;
- Làm việc nhóm, liên nhóm để lên ý tưởng và soạn nội dung sử dụng liệu pháp nghệ thuật tại Làng SOS;
- Thu thập vật liệu liệu pháp nghệ thuật cho các buổi sinh hoạt tại Làng SOS;
- Điều phối và hướng dẫn trẻ tại Làng SOS khi tham gia nội dung của mỗi buổi sinh hoạt liệu pháp nghệ thuật tại Làng SOS.
Lợi ích của sinh viên:
- Được đào tạo và ứng dụng kỹ năng liệu pháp nghệ thuật cơ bản trong công việc với các nhóm đối tượng dễ tổn thương và có khó khăn tâm lý nói chung;
- Phát huy kỹ năng làm việc với con người, kỹ năng lãnh đạo, hiểu biết về cộng đồng và mức độ thông minh cảm xúc;
- Kỹ năng soạn giáo án cơ bản và thực hiện các phương pháp giảng dạy phong phú, đa dạng;
- Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tổ chức và điều phối hoạt động tại cộng đồng;
- Nhận thức của bản thân về cộng đồng yếu thế được nâng cao; từ đó có khả năng điều chỉnh cuộc sống theo hướng nhân văn và thiết thực hơn;
- Được cấp giấy chứng nhận của trung tâm Service-learning sau dự án.
Danh sách sinh viên tham gia dự án:
STT |
Họ tên Sinh viên |
Ngành học |
01 |
Nguyễn Châu Phương Ngọc |
Kinh doanh Quốc tế |
02 |
Huỳnh Thanh Hải |
Thiết kế Thời trang |
03 |
Tất Lệ Mi |
Quản trị Kinh doanh |
04 |
Nguyễn Thị Mỹ Liên |
Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành |
05 |
Phan Thị Ngọc Trâm |
Quản trị Nhân lực |
06 |
Đặng Vũ Kim Khánh |
Thiết kế Đồ họa |
07 |
Nguyễn Trần Khánh Linh |
Ngôn ngữ Anh |
08 |
Nguyễn Ngọc Thùy Minh |
Ngôn ngữ Anh |
09 |
Võ Tuyết Trinh |
Ngôn ngữ Anh |
10 |
Trương Thụy Bảo Trân |
Ngôn ngữ Anh |
11 |
Chìa Quang Lý |
Ngôn ngữ Anh |
12 |
Nguyễn Nhật Nam |
Ngôn ngữ Anh |
13 |
Lương Bá Thắng |
Marketing |
14 |
Vũ Thị Thu Hồng |
Quản trị Kinh doanh |
15 |
Huỳnh Lê Vân |
Marketing |
16 |
Phạm Thụy Ý Nhi |
Ngôn ngữ Anh |
Hình ảnh dự án:
Hình 1: Trẻ em Làng SOS chia sẻ ước mơ của mình trên “tấm thảm ước mơ”
Hình 2: Trẻ em Làng SOS chia sẻ ước mơ của mình trên “tấm thảm ước mơ”
Hình 3: Sinh viên Hoa Sen và trẻ em Làng SOS trong hoạt động sáng tạo”tấm thảm ước mơ”
Hình 4: Sinh viên Hoa Sen và thanh thiếu niên nam ở lưu xá cùng sáng tạo sản phẩm tạo hình
Hình 5: Sinh viên Hoa Sen hướng dẫn trẻ em Làng SOS sáng tạo sản phẩm tạo hình
Hình 6: Sản phẩm tạo hình của trẻ em Làng SOS
Hình 7: Sản phẩm tạo hình của trẻ em Làng SOS