Đại học Hoa Sen – HSU

Quyền tự chủ của viện nghiên cứu theo mô hình tam giác tri thức

Quyền tự chủ của các viện nghiên cứu phải đi cùng trách nhiệm giử vững sự quân bình của các bên của tam giác tri thức – một yếu tố cơ bản của nền kinh tế tri thức, và trách nhiệm liên đới của các cơ quan chủ quản nếu thế quân bình không được giử vững. Thiếu sự quân bình này sẽ đưa đến sự biến dạng của viện nghiên cứu thành công ty kinh doanh hoặc thành trung tâm đào tạo tư thục “phi lợi nhuận”.

GS.TS Dương Nguyên Vũ Viện trưởng Viện
John von Neumann – ĐH quốc gia TPHCM
thành viên lãnh đạo Eurocontrol – Trung tâm Đổi mới
sáng tạo trong lĩnh vực hàng không châu Âu

Trong những năm đầu thế kỷ, châu Âu cũng từng sôi nổi nhiều với câu chuyện trao quyền tự chủ  cho các đại học công lập và các viện nghiên cứu. Một tiền đề cho  câu chuyện này là chất lượng của các đơn vị này có thể được cải tiến một cách tuyến tính so với mức độ tự chủ được trao. (Reicher & Tauch 2005 , Sursock & Smidt 2010 ).

Ta nên hiểu về việc trao quyền tự chủ như thế nào? Có phải đó là trao quyền tự do cho tất cả những cá nhân có trách nhiệm thực hiên công việc được giao. Tự chủ có phải là tự do hay không? Và tự do đó là gì? Hay là đó chính là quyền tự trị và tự quản của một tổ chức? Rồi nhiệm vụ của đơn vị, trách nhiệm đối với cơ quan chủ quản cũng như đối với xã hội có được đảm bảo hay không khi nhiệm vụ và trách nhiệm được chuyển giao cho một cá nhân hay một tập thể chịu trách nhiệm lãnh đạo tiến hành nhiệm vụ đó?

>> Xem tiếp

(Nguồn: Tia Sáng, 18/11/2014)

Facebook Youtube Tiktok Zalo