Đại học Hoa Sen – HSU

Quyền im lặng – nguyên lý và công nghệ thực thi

Vừa qua, Dự thảo Luật Tổ chức Viện KSND và Tòa án ND đã gây tranh cãi trong dư luận xã hội khi bác bỏ quyền im lặng, phủ định một quyền cơ bản mang tính phổ quát thế giới!

Những vấn đề đặt ra

Tháng trước, UBTV Quốc hội họp cho ý kiến về Dự Luật Tổ chức Viện KSND và TAND. Gây tranh cãi thu hút truyền thông nhất là bốn quyền trong lĩnh vực tố tụng, tư pháp, 1- quyền im lặng, 2- quyền có luật sư, 3- quyền tranh tụng bình đẳng và 4- quyền được xét xử độc lập. Trong đó, điểm mấu chốt của cả bốn quyền trên đều ít nhiều liên quan tới vai trò luật sư. Luật Tố tụng Hình sự (TTHS) ở nước ta và trên thế giới ngày nay đều quy định “Quyền nhờ (có) luật sư”. Lý do không có gì cao siêu cả, cực kỳ đơn giản, bệnh nhân cần bác sỹ, sinh nở cần bà đỡ, học hành cần thầy cô… thì vướng quan sự cần luật sư là lẽ đương nhiên, thuộc về quyền cơ bản. Nhưng ở ta thực tế bất khả thi, bởi thiếu chế tài buộc nhà chức trách phải bảo đảm quyền đó cho họ lẫn điều kiện thực hiện, nghi phạm bị cách ly hoàn toàn, quá trễ để gặp được luật sư, vốn chỉ được chấp thuận khi người nhà mời, phải được cấp giấy chứng nhận bào chữa, phải chờ tới lịch hỏi cung. Nếu hình dung nghi phạm như bệnh nhân cấp cứu, luật sư là bác sỹ sẽ thấy hậu hoạ bất khả kháng. Chưa nói, người nghèo thiếu tiền mời luật sư và khó tìm được luật sư thiện nguyện, con “bệnh“ chỉ nằm chờ chết. Mặt khác, cơ quan điều tra tố tụng vốn chẳng thích gì luật sư nên họ khó được ủng hộ, thậm chí còn bị cản trở một khi thiếu chế tài đối với cơ quan này, như phát biểu của VKS và TA Triệu Sơn thách thức “để xem luật sư làm được gì“ trong vụ  án ông Nguyễn Bá Qúy mới đây là một điển hình. Vì vậy, tranh cãi nảy lửa về Dự luật trên là đương nhiên, không chỉ liên quan tới số phận bất kỳ ai, từ thường dân đến quan chức cao cấp mỗi khi gặp rủi ro quan sự, mà còn là bằng chứng không thể bác bỏ để khẳng định một nhà nước thực tế có tính pháp quyền hay không?
 

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, “về quyền tranh tụng phải căn cứ Hiến pháp 2013 để xác định quyền của luật sư bào chữa ngay từ đầu. Người ta mới thu thập được chứng cứ, mới tìm hiểu được sự việc, nghe thân chủ, đi chứng minh, rồi đứng ra bào chữa được. Nguyên tắc xưa nay, luật sư chỉ bào chữa, bác luận cứ buộc tội của viện kiểm sát. Tòa tuyên án. Trước công lý, tất cả bình đẳng. Thẩm phán xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật, không chịu bất kỳ chỉ đạo nào. Nghị quyết Bộ Chính trị viết rất rõ: Căn cứ chủ yếu vào tranh tụng tại phiên tòa để quyết định bản án. Đó là nhiệm vụ của tòa án“…

>> Xem tiếp

(Nguồn: Tia Sáng, 15/10/2014)

Facebook Youtube Tiktok Zalo