Lễ Tốt nghiệp 11.07.2020 – Lãnh sự Ý: “Giáo dục toàn diện đến từ sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật, nhân văn và khoa học”
Bài phát biểu của Ngài DANTE BRANDI
Tổng Lãnh sự Ý tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Kính thưa Hiệu trưởng, GS. Nguyễn Ngọc Điện,
Kính thưa các cơ quan giáo dục và cơ quan chức năng của Thành phố Hồ Chí Minh,
Kính thưa các vị đồng nghiệp của Hội đồng Lãnh sự,
Các tân cử nhân,
Kính thưa quý vị,
Tôi rất vinh dự được tham dự buổi lễ ý nghĩa này và tôi vô cùng biết ơn lời mời của ban lãnh đạo Học thuật của Trường Đại học Hoa Sen.
Tôi chân thành chúc mừng tất cả các bạn, những tân Cử nhân xuất sắc vừa hoàn thành chương trình học tập của mình. Tôi vô cùng khâm phục các bạn, cùng tập thể giảng viên và cố vấn đã đồng hành cùng các bạn.
Nhưng tôi đã được mời nói về Tầm quan trọng của sự hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật trong giáo dục và đổi mới?
Đó là một câu hỏi lớn, mà trong nhiều thế kỷ nay không ít người cố gắng tìm lời giải đáp.
Ngoài lợi thế là người Ý ra thì tôi cũng vẫn còn là “tay mơ” trong chủ đề này.
Nước Ý là đất nước của nghệ thuật và cái đẹp, nhưng đó cũng là đất nước nơi sự đổi mới và nền giáo dục đã phát triển không ngừng qua nhiều thế kỷ.
Nước Ý nổi tiếng về di sản văn hóa, nhưng đất nước tôi cũng đã đóng góp cho rất nhiều cho công cuộc đổi mới toàn cầu trong nhiều thế kỷ qua cũng như trong thời điểm hiện đại với những thành tựu đáng được xướng danh như là nước thứ ba sau Hoa Kỳ và Liên Xô đã gửi một vệ tinh vào không gian, hoặc là quốc gia phát minh được radio hoặc MP3.
Câu hỏi về tầm quan trọng của sự hài hòa giữa khoa học và nghệ thuật trong giáo dục và đổi mới tất nhiên là nằm ở cốt lõi của bất kỳ tổ chức học thuật, gia đình và học sinh cá nhân nào.
Nhưng đó lại là một câu hỏi quan trọng cho tất cả chúng ta.
Hãy nghĩ về nước Nga hiện đại được thành lập bởi Tzar Peter Đại đế, nơi mà sự chú ý và đầu tư đều dành cho các mô hình giáo dục và cách áp dụng các công nghệ tiên tiến được lấy từ các nước châu Âu.
Hãy nghĩ về Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, được thành lập bởi Kemal Ataturk vào đầu thế kỷ XX, nơi các tổ chức học thuật được thành lập với trọng tâm là hiện đại hóa đất nước và cuối cùng là thoát khỏi giáo điều và nạn mù chữ.
Một ví dụ gần gũi hơn đó là quy trình xây dựng quốc gia ở Singapore vào giữa thập niên sáu mươi và thập niên 90 của thế kỷ XX, bởi Thủ tướng Lee Kuan Yew. Bên cạnh việc thực hiện nghiên cứu khoa học, ông luôn đặt giáo dục là ưu tiên hàng đầu trong việc xây dựng một quốc gia hiện đại với công nghệ tiên tiến và tinh thần đổi mới sáng tạo.
Do đó, tôi rất bất ngờ khi tìm hiểu câu nói này trong tiểu sử của ông ấy: “Thơ ca là một thứ xa xỉ mà chúng ta không thể mua nổi.”
Nhiều người có thể hiểu sai về câu nói này. Đây là một câu nói khá phổ biến giữa các chính khách với nhau trong chiến lược xây dựng một quốc gia với lý tưởng vượt lên trên sự hiện đại.
Quan điểm về một nền giáo dục ưu tiên dựa trên các công nghệ tiên tiến mà bỏ qua nghệ thuật và nhân văn để theo kịp các đối thủ cạnh tranh với lợi thế tương đối trong đổi mới sáng tạo và văn minh hiện đại là SAI.
Chúng ta biết rằng sự sáng tạo và tri thức, vốn dĩ giúp tăng khả năng cạnh tranh, cải thiện công bằng xã hội và xây dựng sự thịnh vượng kinh tế, phải đến từ một phương pháp giáo dục toàn diện.
Từ một sự kết hợp hài hòa của nghệ thuật, nhân văn và khoa học.
Chúng ta biết điều này từ thời Hy Lạp cổ đại, khi các chính khách có tầm nhìn xa không chỉ tiếp nhận ý kiến từ các cố vấn mà còn bảo vệ và thúc đẩy hoạt động nghiên cứu về các nhà tư tưởng lỗi lạc kiêm triết gia, tiểu thuyết gia, nghệ sĩ, nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà nông học, v.v.
Chúng ta biết điều này thậm chí còn rõ ràng hơn từ thời Phục hưng ở Ý và châu Âu, nơi mà phương pháp giáo dục toàn diện kết hợp nghệ thuật và khoa học này không chỉ được phát triển, mà còn được lý thuyết hóa.
Giả định của chủ nghĩa nhân văn vừa mang tính cách mạng vừa rõ ràng: nhân loại nên hạn chế theo đuổi lối mòn và sợ hãi việc vượt qua giới hạn – những điều không thể hoặc không bao giờ có thể giúp con người mở khóa tri thức.
Kể từ đó, một phương pháp giáo dục mới được xây dựng dựa trên tri thức của con người về vạn vật, dựa trên những phát hiện của con người và khả năng nhìn nhận, lý giải thế giới.
Từ những tiền đề lý thuyết này, không có gì ngạc nhiên khi Chủ nghĩa Nhân văn và thời kỳ Phục hưng là thời kỳ của một thiên tài như Leonardo da Vinci – người có thể chuyển từ tranh vẽ sang nghiên cứu cơ học, giải phẫu.
Và không có gì ngạc nhiên khi cách tiếp cận toàn diện này trong việc nghiên cứu và tư tưởng đổi mới đã mang lại một thời kỳ tiến bộ vượt bậc cho toàn nhân loại, trên khắp nước Ý và Châu Âu.
Đó là nền tảng cho những khám phá tuyệt vời trong nhiều thế kỷ trôi qua.
Vì vậy, bằng việc lấy những ví dụ từ thời quá khứ, tôi chắc chúng ta đã biết được câu trả lời của «đề bài» được đặt ra cho tôi là «rất quan trọng».
Chúng ta biết sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học là tối quan trọng để thúc đẩy một nền giáo dục hiệu quả và chinh phục sự đổi mới.
Điều này được định hình rất rõ ràng trong hầu hết các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới, bao gồm cả Singapore – nơi mà giáo dục khai phóng và nhân văn được chú trọng trong các cấp bậc trường học.
Vậy chúng ta nên làm thế nào để cân bằng được nghệ thuật và nhân văn trong hành trình đào tạo và giáo dục cá nhân một cách liên tục.
Các tân Cử nhân thân mến, đây không phải là điểm dừng của các bạn. Hành trình của các bạn vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Giống như hành trình của tôi.
Tôi tự nhìn lại bản thân mình, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp được đào tạo trong lĩnh vực nhân văn đang phải cố gắng hiểu thế giới vận hành ngoài kia. Tôi phải làm quen với các khái niệm rất mới như big data – dữ liệu lớn, hoặc mạng xã hội, hay nghệ thuật đương đại và cả lập trình phần mềm.
Và tôi phải làm điều đó những thời kỳ đầy thử thách. Chúng ta đừng quên rằng trên thực tế, mỗi thời kỳ đều có những vấn đề rất đặc trưng, thách thức nhân loại.
Leonardo da Vinci có những khó khăn riêng để vượt qua, Galileo Galilei có những thử thách riêng để chiến đấu.
Chúng ta có những tin tức giả mạo và một lượng thông tin lớn chưa từng có để lĩnh hội làm kiến thức nền và đưa ra những quyết định trong cuộc sống. Không chỉ trong công việc mà còn trong vai trò làm cha mẹ và công dân.
Tóm lại, chúng ta phải và sẽ luôn phải chồm ra ngoài ngó nghiêng quan sát những gì đang có bên kia giới hạn của vùng an toàn, nơi mà chúng ta luôn thoải mái nhờ kiến thức đã học, kinh nghiệm đã có.
Và khi làm như thế, chúng ta cần dung hòa các quan niệm về khoa học, nghệ thuật, nhân văn trong kiến thức của mỗi chúng ta.
Thật không may, tôi không có một công thức để gợi ý cho bạn một cách làm khả dĩ.
Gợi ý khả thi duy nhất của tôi là đề nghị bạn đọc một quyển sách.
Đây không phải là một bài luận bán chạy nhất từ một số bậc thầy giáo dục mới.
Nó một cuốn tiểu thuyết của tác giả nổi tiếng người Đức – Herman Hesse.
Cuốn tiểu thuyết có tên Narcissus và Goldmund và được viết vào năm 1930.
Quyển sách nói về 2 người bạn. Một bên, Apollonia Narcissus, một người theo chủ nghĩa cá nhân sốt sắng, một tu sĩ trẻ hiếu học và tài năng, người có tham vọng trở nên hiểu biết và mạnh mẽ hơn thông qua sự kiểm soát nội bộ và bên ngoài.
Ở phía bên kia, Dionisian Goldmund, một đứa trẻ mồ côi khó khăn, dự định học cùng tu viện với Narcissus, người nhanh chóng phát hiện ra mình không có khiếu học hành và biến mình thành một nghệ sĩ qua một cuộc đời lặt vặt, đầy đam mê và lắm nỗi kinh hoàng.
Thông điệp cơ bản của tiểu thuyết là cả Narcissus và Goldmund đều không thể tự mình tìm được lối đi đến tri thức (và cuối cùng là hạnh phúc).
Goldmund phát hiện ra một cách nhanh chóng rằng anh ta không thể trở nên uyên bác để giải thích thế giới, trong khi Narcissus, nhờ cố giải thích cho người bạn khó tính của mình, cuối cùng phát hiện ra anh ta không thể nắm mọi kiến thức và kiểm soát được đam mê. Cả hai cần một phần của đối phương để trở thành những gì họ thực sự muốn và xây dựng cuộc đời có ý nghĩa của họ ở thế giới phàm trần này.
Tôi hy vọng cuốn sách này có thể truyền cảm hứng cho bạn vì nó đã truyền cảm hứng cho tôi.
Đối với tôi, quyển sách đưa ra kết luận rằng điều thực sự quan trọng không phải là tìm ra sự tổng hòa giữa hai điều này. Điều thực sự quan trọng là không bao giờ quên rằng bạn cần một phần của khuynh hướng Dionisian và một phần của khuynh hướng Apollonia để phát triển.
Do đó, kết luận của tôi, để trêu một diễn giả truyền cảm hứng hơn nhiều như Steve Jobs (nhân tiện, là người bảo vệ quyết liệt ý tưởng rằng sự đổi mới đến từ một cuộc hôn nhân giữa công nghệ, giáo dục khai phóng, và nhân văn), là:
Hãy là Apollonia, Hãy là Dionisian!
Chúc mọi người may mắn.
- Graduation Speech of Mr. Dante Brandi
Consul General of Italy in Ho Chi Minh City
Dear Rector Prof. Nguyen Ngoc Dien,
Dear Academic Authorities,
Distinguished Authorities of HCMC,
Dear Colleagues of the Consular Corp,
Dear new Graduates,
Ladies and Gentlemen
It is an honor for me to attend this meaningful celebration and I am deeply grateful to the Academic leadership of Hoa Sen University for this invitation.
I of course congratulate all of you, brilliant new graduates, who have come to an end of your academic journey. To you, and the teachers and mentors who accompanied you, goes of course all my admiration.
But I have been assigned the task to devote my speech on “How the harmony of science and arts is important in education and innovation?”
An epic question, to whose answer many experts have struggled for centuries.
I have no credential to answer this question other than being Italian.
And Italy is the country of arts and beauty, but also a country where innovation and educations has flourished over the centuries.
Italy is famous worldwide for its heritage, but my country did also give a contribution to worldwide innovation capacity over the centuries and in modern times, being for example the third country after the US and the USSR to have sent a satellite into space, or being the country where the radio or MP3 have been invented.
The question on how harmony of science and arts is important in education and innovation is of course at the core of any academic institution, family household, and individual students.
But is a crucial question for all of us.
And in fact, it is a question which has been very present also in politics, especially in all circumstances where a state, a nation was in the process of being built or re-built under new foundations of modernity.
It happened in ancient times, but also in the construction of modern states in the Western world, over the last five centuries.
Think of modern Russia founded by tzar Peter the Great, where huge attention and investments were devoted to education models and how to learn and apply updated technologies taken from European countries.
Think of modern Turkey, founded by Kemal Ataturk at the beginning of XX century, where academic institutions were established with a focus on modernizing the country and making it finally free from religious traditions and analphabetism.
To make more recent and closer examples, a very similar nation-building process was the one happened in Singapore between the Sixties and the Nineties of XX century, by Prime Minister Lee Kuan Yew.
Research and studies are still ongoing on the stature of this statesman, but certainly one priority he had in mind in the building of a modern nation, with a competitive technology and innovation edge, was education.
Therefore, I was struck in finding out this quote in his biography: “Poetry is a luxury we cannot afford”.
Far from being an individual misconception, this sentence is pretty common among statesmen in their strategy of building a nation with the idea of keeping it up on the edge of modernity.
The opinion that priority must be given to an education based on cutting-edge technologies, while disregarding arts and humanities, to keep up the pace on competitors with a relative advantage in innovation and modernity is as common as false.
We know that innovation and knowledge, with their consequences in terms of competitiveness, social justice and economic prosperity, come from an holistic education approach.
From a combination of arts, humanities and science.
We know it from the Ancient Greek times when far-sighted statesmen not only took advice, but also protected and promoted studies of sophisticated thinkers, who were at the same time philosophers, novelists, artists, mathematicians, astronomists, agronomists, etc.
We know it even more clearly from the Renaissance times in Italy and in Europe, where this holistic educational approach combining art and sciences have not only been pursued, but theorized.
Humanism assumption was as revolutionary as clear: mankind should stop paving blind tribute to the divinae litterae (the divine scripts), no longer or never able to provide a key for knowledge.
From that moment on, mankind was called to lay the foundation of a new educational method based on humanae litterae, on the human findings, the mankind’s capacity to look and interpret the world.
From these theoretical premises, it comes as no surprise that Humanism and Renaissance were the period of a quintessential genius like Leonardo da Vinci, able to move from paintings to mechanical or anatomy studies.
And it comes as no surprise that this holistic approach in research and innovation brought an unparalleled period of innovation and progress for mankind, all over Italy and Europe.
It was the foundation for amazing discoveries in those centuries and in the centuries to come.
So taking these examples from the past, we now that the answer to the question that was posed to me as topic for my speech is yes.
We know a combination of arts and science is crucial to promote an effective education and achieve innovation.
This is very well framed in most educational systems around the world, including Singapore, where liberal arts and humanities took their rightful places in universities and schools.
Since we know the answer, we should better ask how to keep this balance between arts and humanities in our individual, continuous, never-ending training and educational path.
Your path, dear new graduates, is not stopping here.
It will evolve. Exactly as it happened to me and as it happens to all of us.
I have to measure myself, a professional diplomat formed in humanities, with new challenges to my capacity to understand the world I live in. I have to cope with concepts like big data, or social media, or new performing arts or even software coding.
And I have to do it in challenging times. Let us not forget in fact that every period has its own divinae litterae to fight.
Leonardo da Vinci had the sacred scripts to overcome, Galileo Galilei had the sacred inquisition to fight.
We have fake news now and an unprecedented amount of information to cross and check in order to base our knowledge upon and to make our decisions. Not only in our professions but also in our role as parents and citizens.
In summary, we have and we will always have to fetch our heads over the parapet of comfortable notions and knowledge we have gained by background or experience.
And in doing so, we need to keep our individual balance of scientific, artistic, humanist notions and knowledge in our possession.
Unfortunately, I do not have a recipe to suggest you how to make it possible.
My only possible suggestion is the recommendation to read a book.
Is not a best-selling essay from some new educational guru.
It’s a novel from the famous German author Herman Hesse.
The novel is called Narcissus and Goldmund and was written in 1930.
It portrays the characters of two friends. On one side, the zealous individualist Apollonian Narcissus’, a studious and precociously talented young monk, who has the ambition to become even more knowledgeable and powerful through the total internal and external control.
On the other side, the passionate and Dionisian Goldmund, a difficult orphan supposed to study in the same monastery as Narcissus’, who quickly finds out he is not talented for studying and make himself an artist through an errand life, full of passions and even horrors.
The novel’s fundamental message is that neither Narcissus nor Goldmund could find their way to knowledge (and finally happiness) on their own.
Goldmund finds out quickly he has no disposition for erudition as a way to interpret the world, while Narcissus, thanks to the exposition to his difficult friend, eventually finds out he cannot aim at a total knowledge and control from passions.
Both need one another’s element of disposition to become what they really want and master their meaningful passage into this world of mortals.
I hope this book could be inspirational to you as it was for me.
To me, it brought up the conclusion that what is really important is not to find the synthesis between the two. What is really important is to never forget that you need a part of Dionisian disposition and a part of Apollonian disposition to evolve.
Therefore, my conclusion, to mock up a much more inspirational speaker like Steve Jobs (who, by the way, was a fierce defender of the idea that innovation comes from a marriage between technologies and liberal arts and humanities), is:
Stay Apollonian, Stay Dionisian!
In bocca al lupo a tutti.
Thanks