Cơ hội việc làm hấp dẫn của Cử nhân trực tuyến ngành Marketing
Hiện nay, sự phát triển của nền tảng Social Media, đã thúc đẩy sự phát triển thương hiệu của nhiều lĩnh vực hiện nay, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ, đặc biệt là thế hệ gen Z. Vì thế mà ngành Marketing được thu hút rất nhiều bạn trẻ đăng ký xét tuyển nguyện vọng hằng năm.
Học cử nhân Marketing trực tuyến hiện đang là xu hướng học tập mới ngày nay, bởi phương pháp học tập phù hợp với nhiều đối tượng sinh viên, nên thu hút phần đông các bạn đăng ký xét tuyển nguyện vọng.
Vậy, hãy cùng Viện đào tạo trực tuyến tìm hiểu học Marketing ra làm gì? Học Marketing trực tuyến như thế nào, và bằng cử nhân Marketing trực tuyến có giá trị hay không tại bài viết dưới đây nhé.
Đôi nét về ngành Marketing
Marketing là được hiểu đơn giản là thiết lập mối quan hệ giữa người bán và người mua, là các quá trình tạo ra sự khác biệt giữa nhiều đối thủ cạnh tranh: phiếu mua hàng, chương trình ưu đãi, giảm giá,…
Bản chất, Marketing là quá trình kinh doanh giữa doanh nghiệp với tệp khách hàng mục tiêu, là quá trình thiết lập, tạo dựng mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng trong các dịch vụ/sản phẩm đang được kinh doanh.
Sử dụng các chiến lược quảng cáo, nghiên cứu thị trường và tập hợp các tiến trình, trao đổi, truyền tải các giá trị mang đến khách hàng. Đồng thời, quản lý quan hệ khách hàng bằng những phương thức khác nhau để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Đối với ngành Marketing, là nhóm ngành đang được đào tạo đa dạng văn bằng trong tất cả các trường: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, Thạc sỹ,… đây là ngành mà sinh viên sẽ được theo học, nghiên cứu những kiến thức chuyên môn từ cơ bản đến nâng cao
Sinh viên sau khi học ngành Marketing có được khả năng tư duy, nắm bắt thị trường, tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả, tạo chiến dịch cung cấp các sản phẩm của công ty đến với những khách hàng tiềm năng, xây dựng mối quan hệ với các đại lý cấp bán lẻ, nhạy bén cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh,…
Bằng cử nhân Marketing trực tuyến có giá trị không?
Xu hướng học tập trực tuyến hiện nay đang phổ biến với tất cả mọi người, chính vì thế, chương trình Cử nhân Marketing trực tuyến nói chung và chương trình Cử nhân trực tuyến của các ngành nói riêng đã không còn quá xa lạ.
Đối với chương trình đào tạo trực tuyến hiện nay, việc loại bỏ phân biệt đào tạo trên bằng cấp đã được thông qua trong thông tư số 27/2019 của bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, kể tử tháng 3 năm 2020, trên bằng cấp đại học sẽ không còn hình thức đào tạo chính quy hay không chính quy nữa. Cụ thể, với những hình thức đào tạo như trực tuyến, tại chức, vừa học vừa làm hiện nay đều được công nhận văn bằng là hệ cử nhân.
Vì vậy, bằng cử nhân Marketing trực tuyến nói riêng hay bằng cử nhân trực tuyến khác nói chung, vẫn có giá trị tương đương bằng chính quy.
Cơ hội việc làm hấp dẫn của cử nhân Marketing trực tuyến
Như đã nói ở trên, xu hướng kinh tế nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, các công ty hiện nay rất đầu tư cho thương hiệu cá nhân, đặc biệt thông qua các kênh Social Media nhằm đẩy mạnh phát triển vị thế cạnh tranh.
Cho nên, các nhà tuyển dụng hằng năm luôn có nhu cầu nhân sự về ngành, dưới đây sinh viên tốt nghiệp Marketing sẽ có 2 con đường làm việc: làm việc cho Agency hoặc In-house.
3.1 Làm việc trong các công ty agency
“Agency là một thuật ngữ chỉ các công ty chuyên cung cấp các dịch vụ truyền thông đa phương tiện, quảng cáo và tiếp thị.”
Cách mạng công nghiệp 4.0, mở ra kỷ nguyên mới cho sự phát triển, cải tiến của tất cả ngành nghề so với những ngành nghề truyền thống trước đây. Đặc biệt, ngày nay các doanh nghiệp lại càng chú trọng hơn trong các chiến lược marketing trực tuyến.
Do đó, nhiều doanh nghiệp không có tiềm lực hoặc đủ nhân sự cho các chiến dịch này, nên thường sẽ tìm đến các công ty agency để được hỗ trợ và hợp tác phát triển. Các vị trí việc làm phổ biến trong các công ty agency như:
Vị trí “Planner”
Trong vị trí “Planner”, hay còn được gọi là người lập kế hoạch quảng bá thương hiệu, trách nhiệm chính trong công việc này là hoạch định, tổ chức, quản lý và kiểm tra tất cả các hoạt động truyền thông tiếp thị mà khách hàng yêu cầu.
Ngoài ra, Planner còn đảm nhận công việc nghiên cứu thị trường, tối đa hóa khách hàng mục tiêu để tối ưu chiến dịch, đồng thời đạt được mục tiêu kinh doanh của khách hàng ban đầu đề ra.
Công việc chính: nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối tượng mục tiêu, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và đề xuất các giải pháp giúp khách hàng đạt được mục tiêu.
Vị trí “Copywriter và content creator”
Vị trí “Copywriter hay content creator” còn được gọi phổ thông là người sáng tạo nội dung, công việc của một người làm công việc sáng tạo nội dung là đưa ra những ý tưởng mới lạ.
Đưa các ý tưởng được thực hiện hóa, gần gũi với cuộc sống hiện tại, giúp các ý tưởng mới đi vào trong tất cả các lĩnh vực đời sống, thành các dạng như: bài viết, video, kịch bản, quảng cáo, xu hướng (trend),…
Công việc chính: khẩu hiệu, tiêu đề, catalogue, hình ảnh, video…
Hiện nay, nội dung không chỉ bao gồm văn bản mà còn bao gồm cả hình ảnh. Do đó, người tạo nội dung cũng cần có tư duy hình ảnh tốt và biết cách thiết kế để tạo ra những content hấp dẫn và thu hút. Vị trí này rất phù hợp với những bạn có khả năng điều khiển ngôn ngữ tốt.
Vị trí “Account”
Vị trí “Account” là công việc đảm nhận trực tiếp các công việc liên quan xử lý các vấn đề liên lạc cũng như tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, giám sát và hỗ trợ nhằm đảm bảo tiến độ cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng.
Bên cạnh đó, họ cũng phải chịu trách nhiệm cho việc đàm phán và ký kết hợp đồng, thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng và làm đầu mối liên lạc giữa khách hàng tiềm năng và đội sản xuất của đơn vị doanh nghiệp.
3.2 Làm việc trong các công ty client
Làm trong các công ty client được hiểu là tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn không trực tiếp làm marketing. Tùy theo vào cơ cấu tổ chức bộ máy, quy mô của đơn vị mà các nhân viên trong team Marketing của các công ty client sẽ được phân bổ đảm nhận các công việc khác nhau. Trong đó, phải kể đến một số vị trí cơ bản như:
Nhân viên/trợ lý Marketing
Nhân viên/trợ lý Marketing là công việc thực hiện các nhiệm vụ tiếp thị khác nhau bao gồm: thực hiện nghiên cứu thị trường, hỗ trợ xây dựng kế hoạch tiếp thị, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch tiếp thị và hỗ trợ các nhiệm vụ khác trong văn phòng tiếp thị.
Nhân viên quan hệ công chúng
Nhân viên quan hệ công chúng trong tổ chức sẽ chịu trách nhiệm hợp tác với báo chí, quản lý quan hệ với cộng đồng, xử lý khủng hoảng truyền thông, tổ chức các hoạt động,…
Nhân viên/chuyên viên nghiên cứu thị trường
Nhân viên/chuyên viên nghiên cứu thị trường là công việc bao gồm: tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu thông tin về khách hàng của tổ chức và phân tích đối thủ cạnh tranh.
Không phủ nhận được rằng, ngành Marketing hiện đang là ngành càng được mở rộng và mang lại nhiều cơ hội việc làm cho nhiều bạn trẻ có cá tính sáng tạo và năng động.
Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn sinh viên giải đáp được những thắc mắc học Marketing ra làm gì và những cơ hội việc làm hấp dẫn mà ngành mang lại.
Tham khảo chương trình đào tạo trực tuyến ngành Marketing tại đây.
———
Viện Đào tạo Trực tuyến – Trường Đại học Hoa Sen (HSU)
Phòng 706 (Lầu 7), số 08 Nguyễn Văn Tráng, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (028) 7307 3373
Zalo: 0832.383.773
Email: tuyensinhdttt@hoasen.edu.vn