Đại học Hoa Sen – HSU

Những bài học giáo dục từ Singapore

Ông Michael Gove ngay lập tức bị ấn tượng bởi hệ thống giáo dục của Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, ông ta nên nhớ rằng hệ thống này cũng được học hỏi từ Anh quốc.

Những học sinh lo lắng chờ xem kết quả kỳ thi quốc gia vào thứ năm này và sẽ tự hỏi liệu họ có phải là những người cuối cùng làm điều này hay không. Tương lai của những học sinh này rất mờ mịt khi mà mọi người đang chờ xem chính phủ sẽ có động thái gì đối với việc cải cách kỳ thi và ai sẽ chiến thắng trong cuộc chiến liên minh về chính sách giáo dục.

Chúng tôi biết rằng ông Michael Gove, Bộ trưởng giáo dục Anh rất ấn tượng với hệ thống giáo dục của Singapore, và thực vậy, giáo dục của họ rất đáng ngưỡng mộ. Ở Singapore, học sinh trong độ tuổi 15, 16 giỏi tiếng Anh hơn so với học sinh đồng trang lứa ở Anh và trình độ toán học của họ đi trước cả 20 tháng trời. Những học sinh ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kong và Thượng Hải có trình độ ngang bằng với những học sinh ở Singapore. Vì vậy, chắc chắn chúng ta cần phải học hỏi cái gì đó từ những quốc gia Châu Á Thái Bình Dương này. Câu hỏi đặt ra là chúng ta nên học hỏi cái gì?

Một giáo viên tiểu học ở Singapore yêu cầu học sinh của mình xếp hàng vào ngày đầu tiên đến trường . Ảnh:  Caroline Chia / Singapore Press Holdings

 

Từ nhiều thế kỷ, nền văn hóa phương Đông đã có giá trị về giáo dục đó là niềm tin vào sự cần cù sẽ được khen thưởng và bù đắp xứng đáng. “Huyền thoại về tài năng”,  điều được coi là phổ biến trong các xã hội  phương Tây cho rằng cá nhân là người thông minh hoặc không thông minh, đều bị chối bỏ. Những bậc phụ huynh – như “những bà mẹ nguyên tắc”, đánh giá cao và ưu tiên cho giáo dục.

Chính phủ của các nước phương Đông có thể  làm tương tự như vậy. Hàn Quốc trả tiền lương rất cao cho giáo viên, và tuyển dụng các sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc để tham gia giảng dạy. Việc trả lương cao đồng nghĩa với lớp học đông học sinh hơn, trong khi đó ở bên kia bờ Thái Bình Dương California lại chọn sĩ số lớp học nhỏ, mà điều này ảnh hưởng đến việc trả lương cho giáo viên. Chiến lược giáo dục cũ đã được thực hiện rất hiệu quả nhưng chiếc lược mới thì không. Khi tổng thống Obama hỏi tổng thống Hàn Quốc về vấn đề lớn nhất trong giáo dục ở Hàn Quốc là gì thì ông ta nói với ông Obama rằng, đó chính là sự kỳ vọng của ba mẹ đối với con cái. Thật là một vấn đề đáng có!

Nhưng tại thời điểm mà ông Gove đang hướng về các nước phương Đông thì các nước này lại đang nhìn sang các nước phương Tây. Những nhà lãnh đạo ở Châu Á Thái Bình Dương nhận ra rằng những gì hoạt động tốt trong 50 năm qua không có nghĩa nó sẽ đáp ứng những yêu cầu trong 50 năm tới. Họ đã đi đến kết luận rằng nền kinh tế đòi hỏi sự sáng tạo hơn nữa và các trường học cũng không ngoại lệ. Đó là một nền giáo dục đào tạo ra những công dân không chỉ giỏi mà còn khác biệt và tạo ra một thế hệ những nhà sáng tạo xuất sắc.

Những nhà lãnh đạo thấy rằng, nắm vững những điều cơ bản trong giáo dục chỉ là điều kiện cần, nhưng không phải điều kiện đủ. Khi tôi nói chuyện về tương lai của chương trình học, điều này không chỉ bao gồm kiến ​​thức mà còn khả năng lãnh đạo và tầm tác động ảnh hướng đến những người xung quanh. Tôi đã tìm ra một vị trong các nhà lãnh đạo của hệ thống giáo dục châu Á Thái Bình Dương như vậy. Mọi người đều hiểu rằng các kỳ thi thì rất quan trọng nhưng sự ám ảnh của nó đối với các bậc phụ huynh thì chẳng dễ chịu gì.

Như người Trung Quốc đã nói những kỳ thi là những chiếc đũa của nhạc trưởng điều hành cả dàn nhạc. Nếu học sinh nắm bắt và tiếp thu tốt trong suốt quá trình dạy và học thì việc sáng tạo ở những kỳ thi và ở từng bài kiểm tra là điều cần thiết. Sau một thập kỷ tham vấn cẩn thận với các bậc cha mẹ của học sinh, hệ thống thi cử mới của Hồng Kông sẽ được bắt đầu áp dụng trong năm nay. Viện giáo dục quốc gia ở Singapore là một trung tâm của sự đổi mới trong việc đánh giá, trong khi toàn bộ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đang tìm kiếm phương pháp đánh giá hợp tác để giải quyết vấn đề từ năm 2015 trở đi. Có lẽ vì các trò chơi máy tính đã phát triển tột bậc và đây có thể là một triển vọng tốt nhất đối với cuộc cách mạng tìm kiếm phương pháp đánh giá hợp tác sâu sát nhất đối với hệ thống giáo dục trong tương lai.

Thách thức giáo dục của Châu Á Thái Bình Dương chính là ở chỗ cần khuyến khích sự đa dạng và tính cá nhân hơn dựa trên các tiêu chuẩn cao, rõ ràng từ ngay trong những điều cơ bản. Theo ông Gove, đó là làm cho các tiêu chuẩn này phù hợp với những điều cơ bản thực sự, trong khi đó cùng lúc phát triển khả năng sáng tạo, bằng chứng này đã cho thấy sự thay đổi lớn trong giáo dục ở Mỹ. Như Arne Duncan, Bộ trưởng giáo dục Hoa Kỳ nói với tôi: “Mỹ vẫn đứng đầu về thử nghiệm …và chúng tôi có nhiều nơi đạt được những thành tựu vang dội trong ngành giáo dục.” Tuy nhiên, không dễ dàng gì mà áp dụng những thành tựu xuất sắc này cho toàn bộ nước Mỹ.

Trong tương lai, hệ thống giáo dục sẽ cần phải kết hợp giữa một hệ thống chất lượng cao, đáng tin cậy với khả năng đổi mới ở trình độ nhất định. Các nước châu Á Thái Bình Dương biết điều này quá rõ và đang bắt đầu đi đúng hướng. Chúng tôi không biết ông Gove sẽ lên kế hoạch gì cho hệ thống thi cử. Một khi ông ta đưa ra quyết định thì điều rất quan trọng là ông ấy không chỉ học từ Singapore mà phải biết mình đang đi hướng nào.

Xem thêm bài viết tiếng Anh tại đây

Người dịch: Thi Ngọc-BíchThủy

(Theo The Guardian, 22/8/2012)

 

Facebook Youtube Tiktok Zalo