Đại học Hoa Sen – HSU

Nhà sử học Langlet, giáo sư Trường đại học Denis Diderot (Paris VII) đã từ trần ngày 15.6.2013

Philippe LANGLET

(1935-2013)

langlet

Philippe Langlet thuyết trình tại Hội nghị quốc tế Việt học

tại Hà Nội, 2006 (ảnh Dominique de Miscault)

Nhà sử học Philippe LANGLET đã từ trần ngày 15 tháng 6.2013 tại Rambouillet, thọ 78 tuổi. Lễ tang sẽ cử hành ngày thứ sáu 21 tháng 6 tại Rambouillet. Lễ cầu siêu sẽ tổ chức một tháng sau đó, 11g ngày chủ nhật 21.7.2013 tại Phật đường Khuông Việt, 53 bis rue Charles de Gaulle, 91400 ORSAY (ngay sát cạnh Gare LE GUICHET, RER Ligne B).

Philippe Langlet đã cống hiến cả cuộc đời nghiên cứu và giảng dạy cho lịch sử Việt Nam thế kỉ XIX, và gần đây cho những văn bản Phật giáo và tác phẩm của những thiền sư. Ông từng giảng dạy tại Đại học Văn khoa Sài Gòn, Trường đại học Caen (Pháp), và sau cùng là Trường đại học Denis Diderot (Paris VII). Cuộc đời riêng của ông cũng gắn bó với đất nước và con người Việt Nam : ông thành hôn năm 1961 với bà Quách Thanh Tâm, nhà địa lí học, một số tác phẩm của ông đã được viết chung với người bạn đời đã từ biệt ông cách đây gần 10 năm. Từ mấy tháng nay, ông đã chuẩn bị làm lễ cầu siêu cho bà tại Chùa Khuông Việt, dự trù vào ngày 21.7.2013 sắp tới. Những ngày cuối đời, ông căn dặn con cháu giữ nguyên ý định này. Lễ cầu siêu bà Thanh Tâm Langlet sẽ diễn ra đúng một tháng sau lễ cầu siêu cho Philippe Langlet, và gia đình đã quyết định, nhân dịp này, làm lễ cầu siêu chung cho cả hai ông bà.

plntb
Bà Nguyễn Thị Bình, chủ tịch Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh, 

trao giải thưởng Phan Châu Trinh cho Giáo sư Philippe Langlet

ngày 21.3.2013 tại nhà Giáo sư Lê Thành Khôi, Paris (ảnh VOV)
 
Tháng hai vừa qua, vì cơn bệnh ung thư biến chứng trầm trọng, Philippe Langlet đã phải cắt ngang chuyến đi Việt Nam, và cấp tốc trở lại Pháp. Ngày 21 tháng 3, mặc dầu suy yếu và đâu đớn, ông đã quyết định nhận tới nhà giáo sư Lê Thành Khôi để cùng nhận giải thưởng Phan Châu Trinh do bà Nguyễn Thị Bình, chủ tịch Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh, trao tận tay. Kết thúc lời phát biểu ngắn hôm ấy, giáo sư Langlet nói :
 
“J’espère pouvoir garder assez de force pour terminer la présentation et l’édition d’une dernière traduction d’un ouvrage de philosophie, les Propos de Tuệ Trung (1230-1291). Jusqu’à la fin, j’agirai pour une meilleure compréhension, et pour l’amitié entre la France et le Viet Nam” (Tôi mong còn đủ sức để hoàn thành việc giới thiệu và xuất bản bản dịch cuối cùng của tôi là tác phẩm triết học của Tuệ Trung (1230-1291) : Thượng sĩ ngữ lục. Cho đến cùng, tôi sẽ hoạt động cho sự hiểu biết nhau tốt hơn, cho tình hữu nghị giữa Pháp và Việt Nam).
 
Chưa kể Thượng sĩ ngữ lục (Propos de Tuệ Trung, dự trù xuất bản trong năm nay), Philippe Langlet để lại một sự nghiệp nghiên cứu phong phú. Dưới đây xin liệt kê những tác phẩm chính :
 
1970 : La tradition vietnamienne : un Etat national au sein de la civilisation chinoise (d’après la traduction annotée des 33e et 34e chapitres du Texte et Commentaire formant le Miroir Complet de l’Histoire Viêt, établi par ordre impérial, Khâm định Việt sử thông giám cương mục), Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises de Saigon, Numéro spécial, XLV (1970), 2-3 pp. I-VIII et I-395.
 
1985/1990 : L’ancienne historiographie d’Etat au Viêt Nam. I : Raison d’être, élaboration et caractères au siècle des Nguyễn (XIXe), 633p. II : Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Texte et commentaire du Miroir Complet de l’Histoire Viêt…), chap. 36 et 37 (1722-1735), 175p? EFEO, Textes et Documents sủ l’Indochine, tome XIV : 2 volumes I (1990), II (1985).
 
Tác phẩm viết chung :
 
1997 : Système de documents cadastraux du Viet Nam, 2 : registres fonciers de Thai Binh (préfectures de Chân Dinh, Dông Quan, Quynh Côi, Thanh Quan, Vu Tiên) (viết chung với giáo sư Phan Huy Lê), Nhà xuất bản Thế Giới, 1997, 521 tr.
 
2001 : (viết chung với Quách Thanh Tâm) Atlas historique des provinces du Sud du Viêt Nam, du milieu du XIXe siècle (données administratives et fiscales), Editions Les Indes Savantes, Paris, 287p.
 
2001 : (viết chung với Quách Thanh Tâm) Introduction à l’histoire contemporaine du Viêt Nam, de la réunification au néocommunisme (1975-2001).Editions Les Indes Savantes, 248 p.
 
2003 : Références bibliographiques d’histoire et de civilisation du Viêt Nam (viết chung với Quách Thanh Tâm), en 3062 entrées (ouvrages ou articles) avec index des noms, des ouvrages anciens, et des matières (CD ou sur le site : http://chimviet.free.fr)
 
2005 : (avec Dominique de Miscault) Un livre des moines bouddhistes dans le Viêt Nam d’autrefois. L’Ecole de l’Esprit aux X-XIIe siècles. Paris, Ed. Aquilon (56 stances ou extraits de dialogues traduits du Thiền uyển tập anh, avec leurs textes originaux en chinois et leurs traductions en français ; accompagnés de notices sur les auteursn et par les traductions en vietnamien par Viện Văn Học, Hà Nội ; et 56 expressions graphiques par Dominique de Miscault).
 
2012 : La sagesse bouddhiste aux débuts du Việt Nam (avant le XIIIe siècle), Paris, Indes Savantes (đang in)
 
và các bài viết công bố trên BEFEO, Cahiers d’Etudes Vietnamiennes, Péninsule, Population et Développement, Histoire de la codification juridique au Viêt Nam, Từ Đông sang Tây, Annalen des Hamburger Vietnamistik, Monde du Viet Nam….
 

 

(Nguồn: http://www.diendan.org, 16/6/2013)

Xem thêm:

Mr Philippe Langlet: Giải Việt Nam học (2012)

Diễn từ nhận giải – Philippe Langlet

Facebook Youtube Tiktok Zalo