Đại học Hoa Sen – HSU

Nên tỉnh táo và khách quan

Sau nhiều lần đổi mới, cuối cùng nhiều quan niệm, tư duy, cung cách hoạt động nghiên cứu và quản lý khoa học ở các nước tiên tiến đã dần dần được tiếp thu và phổ biến, tuy chậm chạp nhưng cũng đã đưa lại nhiều thay đổi tích cực, trong đó sự thành lập và hoạt động của Nafosted là một trong những bước tiến đáng kể nhất. Giờ đây chỉ có vấn đề là trong khi kiên quyết đi theo con đường cải cách đứng đắn, chúng ta cần tỉnh táo và khách quan để tránh những sai lầm không đáng có có thể làm chậm lại bước tiến của chúng ta.

Đó vừa là quan điểm vừa là mong muốn của GS Hoàng Tụy trong cuộc trao đổi đầu năm 2013 với Tia Sáng.

Thưa GS, trong chúng ta hẳn ai cũng thấy đánh giá gần đây của WIPO về hiện tình trí tuệ quốc gia của VN so với các nước trong khu vực là xác đáng. Đã có nhiều bình luận về sự kiện này, coi đây là một cảnh báo về những hạn chế, yếu kém trong giáo dục và khoa học. Tuy nhiên trong bức tranh chung của khoa học và  công nghệ VN, có phải chỉ toàn điểm tối và có phải về lĩnh vực nào, về bất cứ vấn đề gì khoa học và  công nghệ VN cũng quá tụt hậu, ảm đạm như ý kiến một số người, cả trong nước và ngoài nước, đã phát biểu nhiều lần trên báo chí thời gian qua? Quan điểm của GS về vấn đề này?

Về điểm này tôi đồng ý với phát biểu gần đây của Bộ trưởng Bộ KH & CN Nguyễn Quân trong cuộc gặp gỡ 150 tài năng trẻ KH&CN (Tia Sáng số 22). Không ai hơn những người trong cuộc cảm nhận rõ sự tụt hậu và yếu kém của khoa học VN, nhất là khi sự trì trệ đã kéo dài nhiều thập kỷ. Hằng năm không ít nhà khoa học VN có thời gian làm việc ở nước ngoài, hợp tác với nước ngoài, trên cương vị bình đẳng, do đó chúng ta không xa lạ gì môi trường khoa học quốc tế. Mỗi lần đi ra nước ngoài là một dịp day dứt trông người lại nghĩ đến ta. Khổ nỗi bụt nhà không thiêng, cho nên rất cần thiết các bạn đồng nghiệp ở nước ngoài lên tiếng mạnh mẽ chỉ rõ những yếu kém của khoa học VN, nhất là về cơ chế và chính sách quản lý, điều hành. Tuy nhiên, các nhà quản lý cũng nên tỉnh táo nhận định đúng mực tình hình, không nên bảo thủ, nhưng cũng đừng quá bận tâm một số thông tin thiếu cơ sở, thường dựa trên phân tích những bảng thống kê không đủ tin cậy mà không có điều tra nghiên cứu thận trọng. Chẳng hạn, những khẳng định như “tổng số công bố quốc tế của VN không bằng của riêng Đại học Chulalongkorn” hoặc “trước 2011 toán học của Thái Lan kém VN, nhưng năm 2011 Thái Lan đã vượt VN”, “gần 45% những bài báo toán học của VN chưa bao giờ được trích dẫn”, “trong số bài của ngành toán VN được trích dẫn gần 40% là tự trích dẫn, tỉ lệ này cao nhất thế giới”, “sinh viên VN có học bổng muốn học thống kê, Mỹ gửi sang Thái Lan học”, vân vân, những thông tin loại như vậy theo tôi chẳng giúp được gì mà tính xác thực lại rất đáng ngờ.

Xem tiếp tại đây
 

Theo Văn Thành

(Nguồn: Tạp chí Tia Sáng, 17/1/2013)

Facebook Youtube Tiktok Zalo