Đại học Hoa Sen – HSU

Một gam kinh nghiệm hơn một tấn lý thuyết

Trong tác phẩm nổi tiếng “Dân chủ và giáo dục” (bản tiếng Việt của Phạm Anh Tuấn, NXB Tri Thức, 2008, 2010, 2012), John Dewey có câu viết nổi tiếng không kém: “Một gam kinh nghiệm tốt hơn một tấn lý thuyết, đơn giản chỉ vì lý thuyết chỉ có ý nghĩa sống động và kiểm tra được ở trong kinh nghiệm. Kinh nghiệm, dù khiêm tốn nhất, cũng có thể sản sinh và chống đỡ cho lý thuyết, còn lý thuyết mà không liên hệ với kinh nghiệm thì không thể xác định và nắm bắt như là lý thuyết. Nó dễ trở thành công thức, thành khẩu hiệu đầu môi, khiến tư duy và “lý thuyết” đích thực trở nên không cần thiết và không thể có được”.

John Dewey [1859 - 1952]

John Dewey [1859 – 1952]

Việc nhấn mạnh đến “kinh nghiệm”, và cùng với nó, là “hành động” không phải là điều mới mẻ. Đông hay Tây đều thấy mối quan hệ giữa “tri” và “hành”. Từ thời cổ đại, triết học Tây phương chẳng từng quan tâm đến “hành động” (vita activa) đó sao? Vậy, quan niệm của Dewey, nhà triết học giáo dục hàng đầu của nước Mỹ, có gì thật sự mới mẻ để ta không hiểu nhầm “triết thuyết dụng hành” (pragmatism) của ông là một thuyết “thực dụng” thô thiển, nông cạn? Trong khuôn khổ giới hạn vốn có, ta sẽ thử tìm hiểu triết thuyết giáo dục của Dewey qua một số câu hỏi: Dewey là ai? Giáo dục là gì? Trường học là gì? Nội dung của giáo dục là gì? Đâu là bản chất của phương pháp giáo dục? và sau cùng, nhà trường đóng góp gì cho sự tiến bộ xã hội?

>> Xem tiếp

Theo Bùi Văn Nam Sơn

(Bài đã đăng Người Đô Thị, Bộ mới, số 31, 27.11.2014.. Bản tác giả gửi Văn Hóa Nghệ An)

 

Facebook Youtube Tiktok Zalo