Đại học Hoa Sen – HSU

Môn Văn bị thất sủng thì phi nhân tính lên ngôi

“Căn bệnh vô cảm hiện nay sẽ không khỏi, nếu không chữa từ gốc. Cần một hệ thống hành động để làm trong sạch và khiến con người ngày ngày được chứng nghiệm việc sống lương thiện và sống tử tế là nghĩa vụ làm người, là một giá trị đương nhiên, trường tồn, được tưởng thưởng, chứ không phải chỉ là lời kêu gọi suông..”– nhà văn Võ Thị Hảo.

Thưa nhà văn Võ Thị Hảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra Quy chế tuyển sinh Đại học 2013, theo đó, các trường thuộc khối nghệ thuật sẽ không phải thi môn Văn. Học Văn là học làm người, nay bỏ thi môn Văn, chỉ xét tuyển dưa trên điểm thi tốt nghiệp. Theo bà, liệu có thể lạc quan rằng, Bộ GD thừa tự tin trong việc dạy và học Văn ở cấp THPT rồi, và học sinh cứ tốt nghiệp THPT đã là người tốt rồi? So với thực tế hiện nay, cô thấy điều này có đúng không?

-Tôi cũng đang muốn lý giải điều này đây. Tự tin thì chắc rồi. Ở VN, quan chức là người tự tin nhất vì mấy ai phải lãnh hậu quả vì quyết định của mình đâu. Một mặt, thực tế là cách dạy môn Văn cũng như nội dung của các giáo trình đang có quá nhiều nội dung nhàn chán và “cúng cụ”, né tránh sự thật, quá lạc hậu so với thực tiễn, đang làm cho học sinh chán ngán lìa xa.
 
Một lý do quan trọng: hầu hết người đang làm việc trong lĩnh vực liên quan đến văn chương và khoa học xã hội, nếu không phải là quan chức, thì rất khó kiếm việc làm và nghèo. Hằng hà sa số người chen chân học nghề tài chính ngân hàng và mánh khóe chạy quyền chạy chức, cho rằng thế là đủ, là công dân hạng nhất!  Vì thế là đa phần học sinh không muốn dính líu đến khối C, trong đó có môn Văn. Có lẽ thực trạng này khiến cho nhiều vị có trách nhiệm trong ngành giáo dục nghĩ rằng rằng người làm nghệ thuật không cần kiến thức văn học và nhân học?
 
Xem tiếp tại đây
(Nguồn: Đất Việt Online 26/22013)
 
Facebook Youtube Tiktok Zalo