Maria Montessori: Hãy đặt mình vào vị thế của trẻ!
Nếu chúng ta là trẻ con, hẳn sẽ cảm thấy bất tiện và khổ sở. Điều gì xảy ra cho trẻ, khi trong những năm đầu tiên của cuộc đời, bị tù túng trong căn nhà chẳng có gì ngoài những thứ không được làm bẩn hay đánh vỡ?
Nếu người lớn đặt mình vào vị thế của trẻ sẽ cảm thấy bất tiện và khổ sở.
Ảnh minh họa: Bé Kiều Gia Bảo – Ngôi Sao Nhí
Người lớn thường cảnh giác đề phòng và phát hoảng lên khi thấy trẻ con trèo lên bàn, nhảy lên ghế, cầm tô bát hay cốc thủy tinh đi loanh quanh một cách hào hứng. “Không được nghịch”, “không được phá”, “con làm bẩn hết nhà của mẹ rồi”, “con bừa bãi quá, không thể chịu đựng nổi”… là thông điệp mà những “kẻ nghịch tặc” nhỏ bé thường được nghe, nhiều khi đi kèm với sự giận dữ của người lớn.
Dĩ nhiên, người lớn luôn có lý do chính đáng cho hành động của mình. Họ muốn căn nhà luôn gọn gàng, sạch sẽ, tươm tất. Họ không muốn chạy theo dọn dẹp sau một ngày mệt nhoài.
Nhưng nếu nhìn từ con mắt của trẻ thì sao? Nếu chúng ta là trẻ con, và thử sống một ngày trong thế giới của người lớn, sẽ cảm thấy thế nào? Đây là góc nhìn của Maria Montessori – nhà giáo dục lỗi lạc người Ý. Maria Montessori cho rằng, nếu chúng ta chỉ sống một ngày trong môi trường mà chúng ta chuẩn bị cho trẻ, chúng ta sẽ cảm thấy bất tiện và khổ sở. Điều gì xảy ra cho trẻ, khi trong những năm đầu tiên của cuộc đời, bị tù túng trong căn nhà chẳng có gì ngoài những thứ không được làm bẩn hay đánh vỡ?
Trẻ không được rèn luyện sự tự chủ của bản thân, cũng không được học cách sử dụng những đồ vật thông thường của cuộc sống hàng ngày. Trẻ em có năng lượng dồi dào và đam mê hoạt động, cần môi trường của riêng mình để phát huy điều đó…
Xem tiếp tại đây
Theo Hằng Nguyễn
(Nguồn: Đời sống gia đình)
Tác giả Hằng Nguyễn Thạc sỹ tâm lý học, có 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học đường, là mẹ của một bé gái 3 tuổi. Với tác giả, một trong những món quà đẹp nhất cho con chính là sự “có mặt” trọn vẹn, tươi mát và hạnh phúc của mẹ bên con mỗi ngày. |