Đại học Hoa Sen

Điều kiện CIP Trong Vận Tải Hàng Không – Trách nhiệm người mua và bán

Điều kiện CIP trong vận tải hàng không (Carriage, Insurance Paid To ) – Cước phí và bảo hiểm trả tới ở đây – là một trong những điều kiện thương mại có quy định cụ thể về việc mua bảo hiểm hàng hóa trong các điều kiện thương mại Incoterm.

Thông qua bài viết với chủ đề “Tìm hiểu về điều kiện CIP trong vận tải hàng không”, Khoa Logistics và Thương mại quốc tế sẽ cùng đọc giả giải mã trách nhiệm và chi phí giữa bên bán và bên mua cũng như xác định được địa điểm chuyển giao rủi ro khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không theo điều kiện thương mại CIP. Chúng ta cùng bắt đầu nhé!

Trách nhiệm người bán (người gửi hàng, người xuất khẩu)

Vai trò của người bán trong điều kiện CIP như sau:

  • Chuẩn bị hàng hoá đầy đủ theo đúng như qui định của Hợp đồng thương mại
  • Hoàn tất việc bốc hàng lên phương tiện vận tải nội địa (xe tải) cũng như làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi chi phí về việc thông quan.
  • Người bán phải thuê phương tiện vận tải nội địa để vận chuyển hàng ra nhà ga hàng hóa/sân bay và chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao cho người vận tải đầu tiên.

Điểm chuyển giao rủi ro:

Đối với hàng hoá vận chuyển bằng máy bay dưới điều kiện CIP, rủi ro sẽ được chuyển giao khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm được thỏa thuận giữa các bên chứ không phải giao hàng đến điểm đích. Cụ thể, nghĩa vụ hàng hoá của người bán kết thúc khi hàng được sắp xếp an toàn trên máy bay tại sân bay xuất khẩu

  • Về trách nhiệm chi phí, người bán sẽ thanh toán phí địa phương (Local charge) tại cảng xuất hàng và cước hàng không từ sân bay xuất khẩu đến sân bay nhập khẩu.
  • Và đặc biệt, người bán phải mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ quyền lợi cho người mua.

Trách nhiệm của người mua (người nhận hàng, nhà nhập khẩu)

Theo quy định của điều kiện FOB, người mua có trách nhiệm:

  • Thanh toán tiền hàng hóa cho người bán, ký hợp đồng vận tải
  • Khi hàng đến sân bay cảng đích, người mua sẽ thanh toán phí địa phương (Local charge) tại cảng nhập hàng. Một số local charge cơ bản của hàng không nhập như: phí xử lý hàng hóa; phí lệnh giao hàng (Delivery Order Fee).
  • Vận chuyển hàng từ nhà ga hàng hóa sân bay cảng đích đến nơi nhận hàng, dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải nội địa tại kho người mua và nhập kho.
  • Đồng thời, người mua sẽ làm các thủ tục thông quan nhập khẩu, đóng thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (nếu có)

Ví dụ:

Công ty ACA xuất khẩu một lô hàng gồm 85 cuộn vải từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN) sang sân bay quốc tế Bengaluru Bangalore International Airport Limited – BLR) theo điều kiện CIP cho Công ty FISK ALLOY. Mỗi cuộn vải có kích thước (156.0 x 30.0 x 30.0 cm) với tổng trọng lượng là 1584 Kgs. Trị giá hoá đơn lô hàng là 3718 USD.

Dưới đây là phân bổ trách nhiệm hàng hoá và chi phí khi Công ty ACA khi xuất khẩu hàng cho Công ty FISK ALLOY bằng đường hàng không theo điều khoản CIP.

Trách nhiệm hàng hoá
Công ty ACACông ty FISK ALLOY
Công ty ACA chuẩn bị đầy đủ hàng hóa theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận và vận chuyển hàng đến nhà ga hàng hóa. Trong tình huống này, Công ty ACA sẽ gửi hàng ra kho TCS theo hướng dẫn trên booking.Công ty ACA khai báo và làm các thủ tục hải quan đầu xuất.Công ty ACA liên hệ trực tiếp hãng bay hoặc Công ty logistics để tiến hành đặt chỗ. Theo điều kiện CIP, Công ty ACA sẽ đặt booking đi từ Sân bay Tân Sơn Nhất (SGN) đến Sân bay quốc tế Bengaluru Bangalore (BLR)Về vận đơn hàng không, ACA sẽ gửi các thông tin cần thiết cho công ty Logistics/hãng bay để các bên này phát hành vận đơn. ACA sẽ gửi vận đơn cho FISK ALLOY để cùng kiểm tra. Nội dung trên vận đơn cần được sự đồng tính từ cả hai phía người mua và người bán.Khi hàng hóa đến sân bay đích, FISK ALLOY sẽ làm thủ tục hải quan nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa đến kho hàng mình.
Trách nhiệm chi phí
Chi phí vận chuyển từ kho của ACA đến kho TCS.Chi phí hải quan tại cảng xuất. Phí địa phương tại sân bay xuất, trong tình huống này, ACA có trách nhiệm thanh toán các phí như phí xếp dỡ tại sân bay (terminal fee); phí vận đơn (bill of lading fee), phí xử lý hàng hóa, phí soi chiếu và các phụ phí khác theo quy định của từng hãng bay.ACA sẽ thanh toán cước vận chuyển từ Sân bay Tân Sơn Nhất (SGN) đến Sân bay quốc tế Bengaluru Bangalore (BLR)FISK ALLOY sẽ thanh toán các chi phí liên quan bao gồm:Phí địa phương tại cảng nhập. Các công ty Logistics thường thu phí lệnh giao hàng (DO fee) và phí xử lý hàng (Handling fee)Chi phí hải quan tại cảng nhập và các chi phí phát sinh liên quan khác trong quá trình vận chuyển hàng hóa tại nước nhập khẩu

Về trách nhiệm mua bảo hiểm:

Khi người bán và người mua ký kết hợp đồng mua bán theo điều kiện CIP thì người bán phải có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa để cho người mua hưởng lợi. Một số thông tin nền tảng về bảo hiểm hàng hóa bằng đường hàng không:

  • Đối tượng được bảo hiểm là hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường hàng không (Loại trừ hàng hóa gửi bằng đường bưu điện).
  • Phạm vi bảo hiểm: bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không bảo hiểm cho mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm (ngoài những loại trừ bảo hiểm quy định cụ thể trong quy tắc bảo hiểm).
  • Số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm của hàng hóa được bảo hiểm phải là giá trị của hàng hóa do người được bảo hiểm kê khai và được công ty bảo hiểm chấp nhận. Thông thường số tiền bảo hiểm được tính gồm giá tiền hàng (C) ghi trên hóa đơn bán hàng (hoặc giá hàng thực tế tại nơi gửi hàng nếu không có hóa đơn) cộng chi phí vận chuyển (F) và phí bảo hiểm (I). Số tiền bảo hiểm có thể tính gộp cả tiền lãi ước tính, tuy nhiên tiền lãi này không vượt quá 10% giá trị bảo hiểm.

Thông tin về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không cũng đã kết thúc bài viết kỳ này. Khoa Logistics – Thương mại quốc tế hy vọng các bạn đọc giả sẽ tìm được những thông tin hữu ích, cần thiết để mở rộng kiến thức cũng như ứng dụng được cho công việc hiện tại của mình nhé!

Facebook Youtube Tiktok Zalo