Đại học Hoa Sen

SỐC VĂN HÓA – Culture Shock

Sốc văn hóa là chủ đề rất phổ biến không chỉ đối với nhũng du học sinh khi lần đầu tiên đặt chân đến một đất nước xa lạ với những điều mới mẻ về ngôn ngữ, lối sống, phong tục, tập quán, mà còn đối với bất kỳ ai khi họ va chạm với một tình huống mới, nền văn hóa mới, một vùng miền mới ngay trên đất nước của họ mà họ không nhận biết. Bài viết này sẽ bàn về ba điểm chính gồm: sốc văn hóa, bốn giai đoạn của sốc văn hóa, và một số cách giải quyết khi bị sốc văn hóa.

Theo Adler (1981) cho rằng sốc văn hóa là một tập hợp các phản ứng cảm xúc đối với việc mất đi sự quen thuộc từ nền văn hóa của chính mình đối với những kích thích của một nền văn hóa mới mà chúng ta có ít hoặc chưa hiểu rõ ý nghĩa của sự vật-sự việc hay hiện tượng hay tải nghiệm mới và có thể dẫn đến hiểu lầm (trang 13). Hay nói cách khác, những người không có đủ thông tin về nơi mà họ sẽ đến thì họ thường có khả năng bị sốc văn hóa.

Học giả Oberg (1954, 1960) là người đầu tiên giới thiệu thuật ngữ ‘sốc văn hóa’, sốc văn hóa để mô tả trải nghiệm của người di cư từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác. Oberg định nghĩa sốc văn hóa là sự lo lắng dồn dập do đánh mất tất cả các dấu hiệu và biểu tượng quen thuộc của chúng ta về sự giao tiếp xã hội.

Theo học giả Oberg (1986) đưa ra một số ví dụ về sốc văn hóa như:

  • Sự lo lắng về thức ăn của nơi mới hay một đất nước mới,
  • Sinh viên từ lớp 12 lên học đại học,
  • Một người từ quê lên thành phố sinh sống hay làm việc hay thăm người thân
  • Chuyển việc từ công ty này qua làm cho công ty khác,
  • Bác sĩ và nhân viên y tế từ Bắc vào Nam trong thời gian CoVID-19 vừa qua đã cho thấy chống dịch họ chưa quen ngay được với món ăn hay gia vị của người miền nam hay ngược lại, hay
  • Sự lo lắng khi tiếp xúc với các thành viên của nước khác, cảm giác không muốn học ngôn ngữ của nước sở tại, cảm giác muốn quay về đất nước của mình, nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Chính vì vậy, vấn đề sốc văn hóa là một điểm quan trọng cần được thảo luận bởi vì vấn đề này hiện diện thường trực trong các hoạt động hàng ngày đến các phạm vi rộng hơn như hệ tư tưởng và các thiết chế xã hội.

Kế đến, chúng ta sẽ thảo luận các giai đoạn của sốc văn hóa. Theo các nghiên cứu về tâm lý học và nhân chủng học Oberg (1960), có 4 giai đoạn sốc văn hóa: giai đoạn hứng thú, giai đoạn khủng hoảng, giai đoạn điều chỉnh, và giai đoạn chấp nhận.

  • Theo Oberg (1960), giai đoạn đầu tiên là giai đoạn hứng thú. Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn say mê hay giai đoạn trăng mật hay giai đoạn phấn kích về những điều mới lạ hay trải nghiệm mới đầy thú vị. Những người mới đến thường tận hưởng khoảng thời gian rất vui vẻ, hạnh phúc, đẹp đẽ, hứng khới và ít cảm thấy sợ hãi trước nền văn hóa của nơi mới
  • Sau giai đoạn 1, sự hưng thú sẽ giảm dần. Và chúng ta sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 2 là giai đoạn khủng hoảng. Oberg (1960) mô tả những người trong giai đoạn khủng hoảng này thường bộc lộ thái độ khó chịu, thù địch và hung hăng đối với nơi mới và bắt đầu hình thành và phát triển những định kiến. Giai đoạn này cho thấy qua những cảm xúc như mất mát, thờ ơ, bối rối, mất phương hướng, cô lập, tự đổ lỗi, cảm giác kém cỏi, và cô đơn. Cá nhân có thể xảy ra khủng hoảng. Điều này có thể là kết quả của những vấn đề trên ngày càng tăng và có nhiều trải nghiệm tiêu cực hơn. Những người mới đến một nền văn hóa mới có thể phát triển cảm giác bất lực và sự bối rối đi cùng với sự thiếu kiểm soát và họ mong muốn được về nhà & ví dụ sốc văn hóa của giai đoạn khủng hoảng,
  • Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn điều chỉnh– Ở giai đoạn điều chỉnh này, mọi người thường ở môi trường mới hay ở nước ngoài một thời gian và họ nhận ra rằng họ phải chấp nhận sự khác biệt và đối phó với các vấn đề bằng sự hài hước hay bằng một thái độ sinh tồn
  • Giai đoạn thứ 4 là giai đoạn chấp nhận. Sau khi du khách vượt qua một quá trình học hỏi, các cá nhân có thể sẽ chấp nhận một nền văn hóa mới. Đó là thời điểm mà chúg ta trải qua giai đoạn cuối cùng là giai đoạn thích nghi hay chấp nhận. Trong giai đoạn này, người mới đến một nơi mới thường chấp nhận nền văn hóa mới như một cách sống khác. Họ bắt đầu hiểu và chấp nhận văn hóa của nơi mình đến và nhận ra rằng họ đang sống trong một môi trường mới và môi trường này sẽ không thay đổi vì họ và họ phải thích nghi với hoàn cảnh mới này và ví dụ của giai đoạn thích nghi và tạo dựng thành công mối quan hệ với gia đình, bạn bè nước ngoài

Cuối cùng, sốc văn hóa có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn và cô đơn, lạc lõng. Đây là điều mà đa số chúng ta gặp phải ở mọi lúc nọi mơi, và đặc biệt khi đi ra một nơi lạ lẫm, nhưng nhờ vậy chúng ta luôn biết cách giải quyết chúng để sinh tồn tốt hơn. Sau đây là một số cách hiệu quả để vượt qua sốc văn hóa:

  • Trước hết, thừa nhận cảm xúc choáng ngợp bởi môi trường xung quang và tin rằng bạn không đơn độc vì có nhiều người giống bạn;
  • Kế đến, ai cũng ít nhiều từng bị sốc văn hóa; vì vậy, cách tốt nhất là chuẩn bị kỹ càng về văn hóa, hoặc quan sát để ứng xử phù hợp với hoàn cảnh hiện tại;
  • Tiếp theo, khi gặp những gì mới hay khác lạ, hoặc nếu không hiểu thì chúng ta nên mạnh dạn HỎI để hiểu chính xác hơn những lớp ý nghĩa đằng sau những lời nói, hành vi trong giao tiếp;
  • Ngoài ra, chúng ta dám vượt qua vùng an toàn để sẵn sàng cởi mở đón nhận cái mới, sự khác biệt thì sốc văn hóa sẽ giảm dần và chúng ta sẽ hòa nhập tốt hơn và giao tiếp hiệu quả hơn với mọi người;
  • Tìm người hiểu biết về đa văn hóa hay thấu cảm để chia se nỗi lòng và tham gia các buổi giao lưu, lớp học, hội nhóm, workshop, hội thảo về đa văn hóa sẽ giúp bạn trở thành những tác nhân thay đổi và giúp đỡ người khác giống như mình;
  • Cuối cùng, nhập gia tùy tục là điều quan trọng vì mỗi nơi mỗi khác nên chúng ta không nên áp đặt nhân sinh quan và thế giới quan của mình vào một nền văn hóa ngay. Chúng ta nên học hỏi, chia sẻ, trao đổi, điểu chỉnh, tiếp biến những cái hay, cái mới, và trở nên người hiểu chuyện, tôn trọng sự khác biệt, và thấu cảm.

Đến đây chúng tôi xin khép lại chủ đề sốc văn hóa.. Chúng tôi hi vọng với những kiến thức trên sẽ giúp các bạn có các ứng phó sốc văn hóa tốt hơn dựa vào cơ sở khoa học.

Tác giả: ThS. Doãn Thị Ngọc – GV Khoa KHXH-Luật-Trường ĐH Hoa Sen

Tài liệu tham khảo:

  1. Adler, N. J. (1981). Re-entry: Managing cross-cultural transitions. Group & Organization Studies6(3), 341-356.
  2. Oberg, K. (1954). Culture shock (p. 1). Indianapolis, IN: Bobbs-Merrill.

Oberg, K. (1960). Cultural shock: Adjustment to new cultural environments. Practical anthropology, (4), 177-182.

Bài viết liên quan

PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH NGÀY 20/4/2024
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI – LUẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KÝ BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT VÀ LUẬT KINH TẾ
[RECAP] HỌP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT – TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
ĐẾN TẤM CÒN ĐI HỘI, SAO MÌNH LẠI KHÔNG?CÙNG “HỘI BẠN” ĐI DỰ “NGÀY HỘI”
GIAO LƯU TƯ VẤN NGÀNH TÂM LÝ HỌC VÀ LUẬT KINH TẾ QUA ZOOM ONLINE
Tại Sao ‘Uber Dành Cho Phụ Nữ’ Không Có Sự Phân Biệt Đối Xử
Buổi Trải nghiệm Field Trip Dinh Độc Lập của Lớp MCBT: “CONNECT WITH YOUR WORLD”
CHÚC MỪNG KỶ NIỆM 11 NĂM NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 09/11
[RECAP] TALKSHOW ONLINE “LUẬT HỌC SO SÁNH, NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUỐC TẾ”
[RECAP] TOẠ ĐÀM “PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NGÀNH LUẬT”
[RECAP] SỰ KIỆN RA MẮT TÁC PHẨM MỚI “TƯ DUY NHƯ MỘT LUẬT SƯ”
[RECAP] NGÀY HỘI TÂN SINH VIÊN – OPENING DAY K24
[RECAP] TALKSHOW “CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÌNH ẢNH CƠ THỂ VÀ RỐI LOẠN ĂN UỐNG”
[RECAP] PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÝ THÁNH TÔNG, QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
[RECAP] Phiên tòa giả định ngày 20/5/2024 – Thực học và thực hành Luật của sinh viên Trường Đại Học Hoa Sen
Ngành Luật Kinh tế, Khoa Khoa học Xã hội – Luật, Trường Đại học Hoa Sen thông báo về một sự kiện đặc biệt và bổ ích: “Phiên Tòa Giả định” xét xử vụ án CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH.
[RECAP] PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH: Hành trình Thực học và thực làm nghề Luật dành cho sinh viên Trường Đại học Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo