Đại học Hoa Sen

#METOO và #TIMESUP – Từ Thảm đỏ chuyển sang phong trào chống Quấy rối Tình Dục tại OSCARS 2018

Tác giả/Author: TS. Michelle SmithDeakin University

Người dịch/Translator: Doãn Thi Ngọc- GV-Lecturer, Trường Đại Học Hoa Sen (HSU)

Lễ trao giải Oscar trên trình truyền hình thường làm công việc quy ước như: có các bài phát biểu đầy đam mê được đan cài với nền nhạc du dương của  dàn nhạc hòa tấu, có các đoạn độc thoại mở đầu ăn khách và đảm bảo thời lượng đủ hoặc vượt giờ phát biểu. Nhưng buổi lễ năm nay mang theo những thách thức tiềm tàng đối với truyền thống qui ước này. Trước phong trào #MeToo và #Times Up (Phong trào quấy rối tình dục) thì mọi người vẫn chưa rõ ai sẽ được chào đón tại buổi lễ long trọng này, các nghệ sĩ và diễn viên nữ sẽ mặc gì trên thảm đỏ và quả bom nào sự thật sẽ được thả trong các bài phát biểu nhận giải.

Tarana Burke, nhà hoạt động dân quyền, người đầu tiên chính trị hóa cụm từ “Me Too-Tôi cũng bị quấy rối tình dục”, giải thích rằng việc trục xuất Harvey Weinstein-người từng đoạt giải Oscar- khỏi Viện Hàn Lâm là một sự nhẹ nhõm đáng hoan nghênh cho những nữ diễn viên đã phải “giả vờ” trước sự hiện diện của ông ta tại các lễ trao giải trong quá khứ. 

James Franco, người có các cáo buộc tấn công tình dục (mà ông ta đã phủ nhận hoặc phản bác) có thể đã làm chệch hướng hy vọng giành giải Oscar của ông ấy, cũng không tham dự buổi lễ long trọng này. Sự vắng mặt của ông ấy là một tín hiệu rõ ràng rằng Hollywood sẽ không còn coi thường những cáo buộc lạm dụng quyền lực và địa vị, bất chấp bộ phim The Disaster Artist của ông ta rất thành công và đoạt giải Quả cầu vàng.

Tuy nhiên, với những cáo buộc từ một nhân viên cũ về hành vi tấn công tình dục của ông ta, mà ông ta đã phủ nhận, nên Ryan Seacrest đã quyết định thực hiện những cuộc phỏng vấn trên thảm đỏ cho E! News, mà điều này đã cho thấy lịch sử đã phớt lờ các hành vi có khả năng gây nghi vấn của những người nổi tiếng như Woody Allen và Roman Polanski vẫn chưa dễ dàng vượt qua được hoàn toàn.

Tại Quả cầu vàng năm nay, phụ nữ đã thể hiện tình đoàn kết với các nạn nhân bị quấy rối tình dục và tấn công tình dục bằng cách mặc đồ đen. Tám nữ diễn viên, trong đó có Emma Watson, đã đi cùng các nhà hoạt động xã hội-những người chuyên giải quyết các vấn đề quấy rối tình dục và các vấn đề về bất bình đẳng giới. Tại lễ trao giải Grammy, các nhạc sĩ bao gồm Lady Gaga và Cyndi Lauper mặc trang phục màu trắng hoặc hoa hồng trắng.

Sự hiện diện của các nhà hoạt động xã hội tại Quả cầu vàng gợi ý rằng phong trào quấy rối tình dục cần phải vượt ra ngoài những trang phục mang tính biểu tượng để chuyển qua sự thay đổi thực sự. Phong trào Time’s Up không diện các trang phục màu đen trên thảm đỏ Oscar. Nhà làm phim Ava DuVernay cho rằng điều này là do nguyên nhân “không phải về thảm đỏ”, mà là về viêc “trở thành các nhà hoạt động xã hội”.

Phong trào Time’s Up được khơi dậy bởi 300 phụ nữ có đặc quyền trong ngành giải trí, nhưng nó cũng bao trùm cuộc đấu tranh toàn cầu của phụ nữ để tránh bị tình trạng tấn công tình dục và quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Một lá thư từ Alianza Nacional de Campesinas đã gửi cho những người sáng lập phong trào Time’s Up về vấn đề tấn công tình dục và quấy rối tình dục đã ảnh hưởng đến khoảng hơn 700.000 phụ nữ ra sao, những người phụ nữ này là những người yếu thế và không có hồ sơ công khai. Kể từ đó, Time’s Up đã quyên góp được hơn 21 triệu đô la để tạo điều kiện cho phụ nữ yếu thế trong các ngành nghề kém may mắn theo đuổi các vụ quấy rối tình dục và tấn công tình dục tại nơi làm việc.

Sự mở rộng của Time’s Up là hướng tới nhiều người bị thiệt thòi hơn được thể hiện rõ trong phân đoạn của giải Oscar năm nay và được giới thiệu bởi ba nạn nhân là các diễn viên nổi tiếng đã cáo buộc Weinstein, đó là Salma Hayek, Ashley Judd và Annabella Sciorra. Hayek dành sự tôn vinh cho “những linh hồn bất diệt, những người kiên cường và dám vượt qua những định kiến ​​về giới tính, chủng tộc, dân tộc của họ, để kể những câu chuyện bị quấy rối của chính mình”.

Ngoài việc dựng phim, các nhà văn, đạo diễn, nhà sản xuất và diễn viên nổi tiếng đã ủng hộ những câu chuyện đa dạng trên phim ảnh để củng cố lời kêu gọi giảm bớt sự hiện diện thường trực của nam giới da trắng trong ngành giải trí. Ông Kumail Nanjiani-nhà văn từng được đề cử giải Oscar và người Mỹ gốc Pakistan đề nghị rằng chúng ta không nên bỏ qua quan điểm rằng chỉ những câu chuyện về đàn ông da trắng mới phù hợp với khán giả: “Một số bộ phim yêu thích của tôi là các bộ phim của những anh chàng da trắng và về những anh chàng da trắng đích thực. Bây giờ những anh chàng da trắng đó có thể xem những bộ phim do tôi đóng vai chính và các bạn có thể liên tưởng đến điều đó. Nó không khó lắm. Tôi đã làm điều đó cả đời mình. ”

Trái ngược với Quả cầu vàng khi cho phép nữ giới lên tiếng về quấy rối tình dục là một quyết định khôn ngoan, nhưng phần lớn nam giới giữ im lặng về điều này. Jimmy Kimmel, người dẫn chương trình giải Oscar không thể bỏ qua việc nhấn mạnh Weinstein bị loại khỏi Viện Hàn lâm. Kimmel thừa nhận rằng ngành điện ảnh là một thử nghiệm cho việc chấm dứt quấy rối tình dục ở tất cả các nơi làm việc. Trong một minh chứng cho những ảnh hưởng sâu rộng của bất bình đẳng giới, Kimmel đã hài hước nói rằng: “Nếu chúng ta có thể làm được điều đó, phụ nữ sẽ chỉ phải đối mặt với tình trạng quấy rối mọi lúc mọi nơi khi có sự hiện diển của họ mà thôi.”

Frances McDormand-Người đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất đã dùng chiến thắng của mình để chào mừng tất cả phụ nữ trong ngành điện ảnh. Trong khi những người phụ nữ trên khán đài đứng vỗ tay, cô ấy đã khuyến khích những người trong ngành điện ảnh ủng hộ nữ giới trong những dự án sáng tạo mà họ muốn theo đuổi. Cô ta cũng nhấn mạnh một sự thật rõ ràng rằng cho tới bây giờ mới chỉ có một nữ giới được trao danh hiệu đạo diễn xuất sắc nhất tại lễ trao giải Oscar mà thôi. 

Lịch sử 90 năm của Giải thưởng Academy cho thấy người ta vẫn còn tin rằng những nữ giới ít có giá trị hơn hay thiếu tiềm năng thương mại hơn nam giới. Điều này sẽ tiếp tục củng cố quan điểm sai lầm rằng nữ giới không có khả năng biến những câu chuyện thành phim điện ảnh.

Không còn nghi ngờ gì nữa, sự suy giảm kinh nghiệm và năng lực của nữ giới dẫn đến nhận thức sai rằng họ chỉ làm nền và hữu ích cho sự hấp dẫn tình dục. Trong ngành điện ảnh có thể chỉ cần thay đổi các bộ phim cũng có thể thay đổi thực tế bất bình đẳng giới.

Báo The Conversation và tác giả Michelle SmithDeakin University cho phép Gendertalkviet dịch sang tiếng Việt và đăng toàn văn. Thay mặt cho, Ban Biên Tập Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Tác giả và Báo The Conversation cho phép chúng tôi đăng lại bài toàn văn. Sự đóng góp của Quý Báo The Conversation và tác giả rất quý giá và ý nghĩa. 

This article is republished from The Conversation under a Creative Commons license. Read the original article.

Link gốc: https://theconversation.com/metoo-and-timesup-move-off-the-red-carpet-and-towards-activism-at-2018-oscars-92723

Link Tiếng Việt: https://gendertalkviet.blogspot.com/2022/03/metoo-va-timesup-tu-tham-o-chuyen-sang.html

Bài viết liên quan

PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH NGÀY 20/4/2024
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI – LUẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KÝ BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT VÀ LUẬT KINH TẾ
[RECAP] HỌP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT – TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
ĐẾN TẤM CÒN ĐI HỘI, SAO MÌNH LẠI KHÔNG?CÙNG “HỘI BẠN” ĐI DỰ “NGÀY HỘI”
GIAO LƯU TƯ VẤN NGÀNH TÂM LÝ HỌC VÀ LUẬT KINH TẾ QUA ZOOM ONLINE
Tại Sao ‘Uber Dành Cho Phụ Nữ’ Không Có Sự Phân Biệt Đối Xử
Buổi Trải nghiệm Field Trip Dinh Độc Lập của Lớp MCBT: “CONNECT WITH YOUR WORLD”
[RECAP] TALKSHOW “CON NGƯỜI TRONG THẾ GIỚI CÔNG NGHỆ”
CHÚC MỪNG KỶ NIỆM 11 NĂM NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 09/11
[RECAP] TALKSHOW ONLINE “LUẬT HỌC SO SÁNH, NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUỐC TẾ”
[RECAP] TOẠ ĐÀM “PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NGÀNH LUẬT”
[RECAP] SỰ KIỆN RA MẮT TÁC PHẨM MỚI “TƯ DUY NHƯ MỘT LUẬT SƯ”
[RECAP] NGÀY HỘI TÂN SINH VIÊN – OPENING DAY K24
[RECAP] TALKSHOW “CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÌNH ẢNH CƠ THỂ VÀ RỐI LOẠN ĂN UỐNG”
[RECAP] PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÝ THÁNH TÔNG, QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
[RECAP] Phiên tòa giả định ngày 20/5/2024 – Thực học và thực hành Luật của sinh viên Trường Đại Học Hoa Sen
Ngành Luật Kinh tế, Khoa Khoa học Xã hội – Luật, Trường Đại học Hoa Sen thông báo về một sự kiện đặc biệt và bổ ích: “Phiên Tòa Giả định” xét xử vụ án CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH.
Facebook Youtube Tiktok Zalo