Đại học Hoa Sen

Các dãy hàng trưng bày đồ chơi không chỉ dạy trẻ em về định kiến giới mà còn nhiều hơn thế nữa

Tác giả: TS. Beatrice Alba-Lecturer-La Trobe University

Người dịch/Translator: Doãn Thi Ngọc– GV-Lecturer, Trường Đại Học Hoa Sen (HSU)

THAY ĐỔI GIA ĐÌNH: Trong loạt bài gồm mười tập này, chúng tôi sẽ xem xét một số thay đổi lớn trong gia đình và các mối quan hệ, cũng như cách mà điều đó có thể định hình lại luật pháp, chính sách và ý tưởng của chúng ta về bản thân.

Trẻ em được sinh ra trong một thế giới của màu hồng hoặc màu xanh. Nếu chúng ta đi dọc lối đi trưng bày đồ chơi trong các cửa hàng bách hóa, chúng ta đều cho thấy sự phân chia giới tính rõ ràng: công chúa và búp bê cho các bé gái, siêu nhân và xe cộ cho các bé trai.

Điều này có phải chỉ đơn giản là phản ánh những sở thích khác nhau của bé trai và bé gái? Hay các nhà sản xuất đồ chơi đang áp đặt định kiến giới cho trẻ em?

Tiếp thị đồ chơi là “dành cho trẻ em gái” hoặc “dành cho trẻ em trai” đã thu hút sự chỉ trích từ các sáng kiến như chiến dịch No Gender December – ủng hộ việc lựa chọn đồ chơi trung lập về giới tính hơn. Những người phản đối chiến dịch này bao gồm thủ tướng lúc bấy giờ, Tony Abbott, người đã trả lời bằng cách nói rằng: “Hãy để con trai là con trai, hãy để con gái là con gái.”

Và thực sự có một số bằng chứng cho thấy các bé trai và bé gái đến thế giới với những quan tâm và sở thích khác nhau. Ví dụ, các bé gái sơ sinh cho thấy chúng thích nhìn nhiều vào khuôn mặt hơn và các bé trai sơ sinh thích nhìn vào điện thoại di động hơn. Ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh, các bé trai đã thể hiện hoạt động thể chất nhiều hơn các bé gái.

Sự khác biệt về giới tính liên quan đến việc vui chơi không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu trên con người. Một nghiên cứu về khỉ vervet cho thấy, so với con cái, con đực dành nhiều thời gian hơn để chơi với đồ chơi là một chiếc xe cảnh sát và một quả bóng. Mặt khác, những con khỉ cái dành nhiều thời gian hơn để chơi với một con búp bê và một cái nồi nấu ăn. Tương tự như những gì chúng ta ở con người, một số nghiên cứu không có sự khác biệt về giới tính trong khoảng thời gian chơi với một cuốn sách có tranh và một con chó nhồi bông.

Như vậy, dường như nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt bẩm sinh giữa trẻ em gái và trẻ em trai về sự ảnh hưởng của sở thích đối với các loại đồ chơi cụ thể. Và lẽ đó, các nhà sản xuất đồ chơi đã tiếp thị đồ chơi cho cả bé gái hoặc bé trai nhằm đơn giản là đáp ứng những sở thích này.

ĐẠO ĐỨC CỦA VIỆC TIẾP THỊ ĐỒ CHƠI THEO GIỚI TÍNH

Trong một bài báo mới được xuất bản, Cordelia Fine và Emma Rush cho rằng sự khác biệt về giới tính trong sở thích đồ chơi được TRÌNH BÀY SAI LỆCH trong việc tiếp thị đồ chơi theo giới. Các tác giả cho rằng những sở thích giới tính về đồ chơi được trình bày theo các phân loại khác nhau, trong khi, trên thực tế, vấn đề lại thuộc về mức độ nhiều hơn.

Đánh giá của Fine và Rush về các bằng chứng cho thấy sở thích về đồ chơi của trẻ em dưới ba tuổi cho thấy mức độ trùng lặp lớn hơn. Ví dụ, nghiên cứu cho thấy rằng các bé gái mới sinh thích nhìn vào khuôn mặt và các bé trai mới sinh thích nhìn vào thiết bị di động chỉ cho thấy sự khác biệt trung bình về thời gian nhìn dưới 10%.

Hơn nữa, Fine và Rush cho rằng việc GHI NHÃN giới tính của đồ chơi sẽ ảnh hưởng đến mức độ quan tâm của trẻ em gái hoặc trẻ em trai đối với đồ chơi giới tính trung lập. Do đó, việc tiếp thị đồ chơi theo giới tính có thể thực sự làm tăng khoảng cách về sở thích giữa trẻ em gái và trẻ em trai.

Fine và Rush lập luận rằng việc tiếp thị đồ chơi theo giới tính duy trì niềm tin về sở thích hoặc hoạt động nào phù hợp với trẻ em gái hoặc trẻ em trai. Đồ chơi được tiếp thị cho trẻ em gái có thể củng cố tập trung vào ngoại hình và đồ chơi được tiếp thị cho trẻ em trai có thể cũng củng cố sở thích bạo lực. Việc phân loại giới tính đối với đồ chơi cũng có thể có tác động tiêu cực, nếu đồ chơi được bán trên thị trường cho giới tính này hoặc giới tính kia và việc này không mang lại lợi ích giáo dục nhiều lắm.

Dù sự khác biệt về giới tính trong sở thích đồ chơi có phải do bẩm sinh hay không, việc củng cố và phóng đại những khác biệt về giới tính, cũng như việc áp đặt định kiến ​​giới lên trẻ em là một vấn đề nan giải. Các bậc cha mẹ có mối quan tâm như thế đối với con cái của họ không nên bỏ qua những định kiến ​​giới có thể ảnh hưởng khác nhau đến con cái của họ.

KHÔNG CHỈ LÀ TRÒ CHƠI CỦA TRẺ EM

Trẻ em nhanh chóng tiếp thu các tiêu chuẩn và kỳ vọng. Chúng thu thập thông tin về vai trò giới từ các nguồn khác nhau, ngoài đồ chơi mà chúng được khuyến khích hoặc không khuyến khích chơi cùng.

Người lớn có thể củng cố thêm định kiến ​​giới ở trẻ em thông qua các chuẩn mực giới truyền thống mà chúng có thể nhìn thấy được. Đơn cử như việc KẾT HÔN: thông thường đàn ông cầu hôn người phụ nữ thông qua việc trao nhẫn đính hôn. Theo truyền thống, điều này xảy ra sau khi anh ta xin phép cha của người phụ nữ. Tại lễ cưới, người cha dắt cô dâu trùm khăn mặt xuống lối đi và trao cô cho chồng.

Cô đổi họ của mình thành họ của chồng, và những đứa trẻ cũng lấy tên theo cha. Cô dâu, nếu cô ấy chọn, sẽ đổi từ Miss đến Mrs.

Trên thực tế, toàn bộ đám cưới được coi là “ngày đặc biệt” của người phụ nữ. Đó là cơ hội để cô ấy sống lại hình ảnh công chúa cuối cùng của mình, điều mà Disney có thể đã cung cấp một số nguồn cảm hứng.

Giống như đồ chơi, những phong tục của người lớn đã kể hay vô tình trao truyền cho trẻ em trong cuộc sống hàng ngày đều liên quan tới điều gì đó về giới tính. Ít nhất, những điều kể trên đã và đang củng cố cho sự tồn tại về vai trò giới khác nhau giữa nam và nữ. Tệ nhất, họ truyền tải thông điệp về tình trạng bất bình đẳng giữa nam nữ. Những điều này tiếp tục tăng cường những định kiến ​​nam tính về sự thống trị, quyền lực và quyền tự chủ, và những định kiến ​​nữ tính về sự phụ bạc, thụ động và phụ thuộc. Những thông điệp này có thể tác động đến quan niệm đang phát triển của trẻ em về giới tính và vai trò và vị thế trong xã hội.

Vấn đề ở đây là không nên trách hay lên án đạo đức đối với các bậc cha mẹ, những người có thể vô tình đã và đang tăng cường hay củng cố định kiến ​​giới thông qua truyền thống hôn nhân. Nhưng riêng các công ty đồ chơi khai thác định kiến ​​giới vì lợi nhuận thì đây là một vấn đề về đạo đức có liên quan đến các tác hại tiềm ẩn có thể xảy ra với các cá nhân lựa chọn tuân theo các truyền thống đám cưới cụ thể.

Nhưng nếu chúng ta lo lắng về việc định kiến ​​giới được củng cố qua các lối đi trưng bày đồ chơi thì chúng ta nên quan tâm đến điều này ở những phạm vi khác rộng lớn hơn. Đó là chúng ta cần suy nghĩ sâu và rộng hơn về cách khi chúng ta trưởng thành và được củng cố những định kiến ​​này ra sao. Bất kỳ ai lo lắng về tác động của định kiến ​​giới đối với trẻ em nên sẵn sàng xem xét một cách nghiêm túc tác động tiềm ẩn của chúng trong bất kỳ bối cảnh nào trong cuộc sống.

Tất nhiên, sẽ có người có thể phản ứng lại việc bác bỏ các truyền thống hôn nhân bằng cách phản đối rằng đó không phải là vấn đề lớn. Truyền thống đám cưới rất lãng mạn, và ai có thể từ chối giấc mơ trở thành công chúa của một cô gái trong một ngày chứ?  Hay lại giống như Abbott đã nói ở trên, “Hãy để đàn ông là đàn ông, hãy để phụ nữ là phụ nữ.” 

Báo The Conversation và tác giả Beatrice Alba cho phép Gendertalkviet dịch sang tiếng Việt và đăng toàn văn. Thay mặt cho, Ban Biên Tập Gender Talk, chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Tác giả và Báo The Conversation cho phép chúng tôi đăng lại bài toàn văn. Sự đóng góp của Quý Báo The Conversation và tác giả rất quý giá và ý nghĩa. 

Link Tiếng Việt: https://gendertalkviet.blogspot.com/2022/01/cac-day-hang-trung-bay-o-choi-khong-chi.html

Link gốc: https://theconversation.com/its-not-just-the-toy-aisles-that-teach-children-about-gender-stereotypes-59005

This article is republished from The Conversation under a Creative Commons license. 

Bài viết liên quan

PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH NGÀY 20/4/2024
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI – LUẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN KÝ BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT VÀ LUẬT KINH TẾ
[RECAP] HỌP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUẬT – TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
ĐẾN TẤM CÒN ĐI HỘI, SAO MÌNH LẠI KHÔNG?CÙNG “HỘI BẠN” ĐI DỰ “NGÀY HỘI”
GIAO LƯU TƯ VẤN NGÀNH TÂM LÝ HỌC VÀ LUẬT KINH TẾ QUA ZOOM ONLINE
Tại Sao ‘Uber Dành Cho Phụ Nữ’ Không Có Sự Phân Biệt Đối Xử
Buổi Trải nghiệm Field Trip Dinh Độc Lập của Lớp MCBT: “CONNECT WITH YOUR WORLD”
[RECAP] TALKSHOW “CON NGƯỜI TRONG THẾ GIỚI CÔNG NGHỆ”
CHÚC MỪNG KỶ NIỆM 11 NĂM NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 09/11
[RECAP] TALKSHOW ONLINE “LUẬT HỌC SO SÁNH, NHÌN TỪ GÓC ĐỘ QUỐC TẾ”
[RECAP] TOẠ ĐÀM “PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP NGÀNH LUẬT”
[RECAP] SỰ KIỆN RA MẮT TÁC PHẨM MỚI “TƯ DUY NHƯ MỘT LUẬT SƯ”
[RECAP] NGÀY HỘI TÂN SINH VIÊN – OPENING DAY K24
[RECAP] TALKSHOW “CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÌNH ẢNH CƠ THỂ VÀ RỐI LOẠN ĂN UỐNG”
[RECAP] PHIÊN TÒA GIẢ ĐỊNH VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LÝ THÁNH TÔNG, QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
[RECAP] Phiên tòa giả định ngày 20/5/2024 – Thực học và thực hành Luật của sinh viên Trường Đại Học Hoa Sen
Ngành Luật Kinh tế, Khoa Khoa học Xã hội – Luật, Trường Đại học Hoa Sen thông báo về một sự kiện đặc biệt và bổ ích: “Phiên Tòa Giả định” xét xử vụ án CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH.
Facebook Youtube Tiktok Zalo