Đại học Hoa Sen – HSU

Không thể bê nguyên Harvard về Việt Nam

Giám đốc Chương trình VN tại Harvard chia sẻ tầm nhìn làm thế nào để ĐH Fulbright Việt Nam trở thành một “người thay đổi cuộc chơi” trong giáo dục đại học.

10 năm cho ý tưởng đại học đẳng cấp quốc tế

Nhà báo Việt Lâm: Tháng 6 năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định đồng ý chủ trương thành lập trường Đại học Fulbright (FUV) và tháng 12 thì Quốc hội Mỹ thông qua khoản ngân sách trị giá 20 triệu USD cho FUV. Mọi việc có vẻ tiến triển khá nhanh chóng. Nhưng tôi nhớ từ cách đây hơn 10 năm, ông đã là một trong những người cổ xúy mạnh mẽ cho ý tưởng thành lập trường đại học đẳng cấp quốc tế ở VN. Thậm chí, Chính phủ VN còn lập ra một ủy ban đặc biệt để xem xét sáng kiến này đúng không?

Ông Thomas Vallely: Tôi đã quên mất tên của ủy ban đó rồi nhưng đúng là có một nhóm như thế do Chính phủ lập ra. Câu chuyện của nó là như thế này.

Khi đó, ông Phan Văn Khải đang là Thủ tướng. Công bằng mà nói, ông Khải chính là người đóng vai trò chủ chốt trong việc thành lập trường Fulbright. Tất nhiên, không phải chỉ mình ông ấy, mà nhiều nhà lãnh đạo cấp cao khác của VN đã ủng hộ rất mạnh mẽ cho trường.

Mối quan hệ của tôi với ông ấy bắt đầu khi ông ấy tham gia các chuyến tham quan khảo sát đến các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia (các chuyến khảo sát này được tổ chức vào năm 1990 và 1991). Khi ông Khải chuẩn bị có chuyến thăm lịch sử đến Mỹ với tư cách Thủ tướng VN đầu tiên sau chiến tranh, ông ấy gọi tôi và hỏi” Tommy, ông có thể qua đây nói chuyện với tôi một chút được không?” Tôi trả lời “Vâng, thưa ngài” và tôi bay sang VN gặp ông ấy.

Trong cuộc gặp, ông ấy nói: “Tommy, tôi sắp đến Mỹ và tôi muốn đến thăm Harvard, nhờ Harvard giúp chúng tôi xây dựng trường đại học”.

Khi đó, tôi đã trả lời ông ấy rằng: “Thưa ông Khải, ông không cần phải đến Harvard đâu vì Harvard sẽ không xây trường đại học cho ai cả. Theo tôi, ông cần đến trường Duke. Khi đó, Duke là một đại học rất nổi tiếng và họ đang hứng thú muốn phát triển các kết nối với thế giới theo cách thức khác hẳn Harvard. Harvard không cần kết nối với thế giới bởi vì mọi người đếu muốn đến Harvard. Điều đó thật điên rồ. Và Duke đang nỗ lực làm điều ngược lại”.

“Tommy, cảm ơn ông, nhưng chúng tôi muốn đến Harvard”.

Ông Thomas Vallely, “cha đẻ” của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và là người tiên phong cho nỗ lực xây dựng trường đại học Fulbright đẳng cấp quốc tế. Ảnh: Phạm Hải

Vậy là tôi sắp xếp chuyến thăm Harvard cho ông ấy. Tại Harvard, chúng tôi gặp một người bạn của GS Dwight Perkins, sau này cũng trở thành bạn của tôi. Đó là GS Henry Rosovsky, một học giả hàng đầu thế giới với quan điểm vì sao các nước đang phát triển cần phải xây dựng hệ thống giáo dục đại học thành công. Rồi chúng tôi trở thành tín đồ của học thuyết của Rosovsky. Do chuyến thăm của ông Khải nên chúng tôi phải đọc cuốn sách phải nghiên cứu mô hình của Rosovsky rồi dịch chúng sang tiếng Việt. Chính nhờ chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải đã khởi đầu cho quá trình gắn bó của chúng tôi với sự nghiệp xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế của VN.

Sau đó, chúng tôi mang kết quả nghiên cứu đến trường New School ở New York. Đây là một trường đại học mà chúng tôi muốn kết nối với VN, bởi vì họ có thể giúp cho VN có cách tiếp cận thực tế hơn, sát với vấn đề mà VN đang phải đối mặt. Chúng tôi kết nối trường New School với VN và viết một vài nghiên cứu bước đầu về cách thức làm sao VN có thể xây dựng được trường đại học đẳng cấp quốc tế.

Từ vài văn bản đề xuất đó thì lãnh đạo Đảng và Nhà nước VN yêu cầu chúng tôi là “tại sao các ông không thử làm đi?”. Chúng tôi đã bắt đầu ý tưởng xây trường đại học đẳng cấp quốc tế theo cách như vậy. Tất nhiên là ngay cả khi lãnh đạo VN “bật đèn xanh” thì để có được giấy phép vẫn còn phải mất nhiều thời gian. Đây là một vấn đề phức tạp.

Và bởi vì chúng tôi luôn giữ tinh thần phê phán, nên chúng tôi không nghĩ rằng sẽ hiệu quả nếu vẫn duy trì hệ thống quản trị kiểu cũ và thiết lập một hệ thống đại học tư mới cùng song song tồn tại. Không, chúng tôi đã biết rằng cách thức này sẽ không giải quyết được vấn đề và cho đến giờ thực tế chứng minh rằng đúng như vậy. Giờ đây, chúng ta phải xem xét đến mô hình khác. Đây là câu trả lời dài cho một câu hỏi ngắn.

Phải bước ra khỏi hệ thống cũ

Không, câu trả lời của ông đã lý giải cho thắc mắc của nhiều độc giả là vì sao ý tưởng thành lập trường đại học đẳng cấp quốc tế đã được Chính phủ cổ xuý từ cách đây gần chục năm mà đến giờ vẫn chưa thành hiện thực.

Tôi nghĩ sáng kiến đó không thành công vì như tôi đã nói, VN chỉ so ta với ta. Họ không bước ra khỏi hệ thống hiện hành để cạnh tranh với thế giới. Họ không có một nhân tố như kiểu Viettel. Viettel đã phá bỏ hệ thống cũ và tạo nên một ngành viễn thông cạnh tranh ở VN.
 

……………………….

>> Xem thêm chi tiết bài viết

 

Theo Việt Nam Net
(Nguồn: Vietnamnet, ngày 27/01/2015)

 

Facebook Youtube Tiktok Zalo