Không có cống hiến cho đất nước thì không phải nhân tài
TS. Lê Đông Phương: “Nếu những người có năng lực, thực tài mà ra đi thì đất nước sẽ mất đi những khả năng đóng góp lớn”.
Giáo dục Việt Nam đã đào tạo nên những người có tài năng thực sự, nhưng nhiều người có tài đấy lại chọn các nước khác để phát huy tài năng và cống hiến, chứ không ở lại Việt Nam. Và rất tiếc những con người đó được đất nước “bồi dưỡng” nhưng đi và không nghoảnh mặt lại. Đó là những chia sẻ của TS Lê Đông Phương – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục ĐH và Nghề nghiệp, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.
Nhân tài phải là người có công với đất nước
Thưa TS. Lê Đông Phương, ông quan niệm như thế nào thì gọi là nhân tài của quốc gia?
– TS. Lê Đông Phương: Nhân tài rất khó định nghĩa. Tuy nhiên nếu một người có tài năng, năng lực đặc biệt, xuất chúng nào đó có thể có ích cho xã hội thì mới xứng đáng gọi là tài năng/nhân tài. Còn người có khả năng dị thường nhưng khả năng đó không có ích cho xã hội thì khó gọi là nhân tài. Nhân tài quốc gia là nhân tài gắn với một quốc gia cụ thể, hình như vẫn được hiểu là những người sinh ra và góp phần phát triển cho một quốc gia cụ thể. Cái này không thể đòi hỏi có định nghĩa chính xác được.
Nghĩa là họ chỉ được coi là nhân tài khi có sự đóng góp cho đất nước, thưa ông?
Làm sao để nhân tài phát triển ở Việt Nam, thưa ông?
– TS. Lê Đông Phương: Có lẽ chỉ nên nói tới việc sàng lọc và tạo điều kiện để nhân tài phát triển.Giáo dục Việt Nam nên mở ra nhiều cơ hội hơn nữa để những cá nhân có năng lực phát huy, và trong quá trình đó phát hiện, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho các tài năng được phát huy hết, trở thành nhân tài. Quá trình sàng lọc và tạo điều kiện cho nhân tài phát triển không nên giới hạn ở độ tuổi cụ thể nào cả, tuy nhiên cần chú trọng hơn vào lớp trẻ khi năng lực của họ đang được hình thành để các năng lực đó đi đúng hướng.
“Nếu những người có năng lực, thực tài mà ra đi thì đất nước sẽ mất đi những khả năng đóng góp lớn”, TS Lê Đông Phương nói. |
Đất nước đừng để mất nhân tài
Vẫn có những câu chuyện về tài năng trẻ được đào tạo tại Việt Nam, nhưng khi họ tiếp tục được ra nước ngoài học tập thì không trở về nữa. Theo ông, làm cách nào để đưa họ trở về với đất nước?
– TS. Lê Đông Phương: Muốn giữ chân nhân tài thì có nhiều cách, trong đó có hỗ trợ về điều kiện làm việc, sinh sống, tạo môi trường để phát triển các năng lực xuất chúng thiên bẩm của họ. Nhân đây, tôi cũng phải nói rằng, nếu ai đó đi ra nước ngoài để “phát huy tài năng” thì người đó có lẽ không còn là nhân tài của Việt Nam nữa, bởi họ đâu còn phục vụ cho nước nhà, mà đang làm ở quốc gia khác. Chúng ta thấy, đất nước sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi mà ngày càng có nhiều nhân tài ra đi mà chưa có cách nào hạn chế. Vấn đề sử dụng người tài của chúng ta cũng còn nhiều vấn đề phải bàn, bởi cơ chế của ta chưa thực sự đủ mạnh để giữ chân được họ. Họ phải ra đi không chỉ bởi vì cuộc sống mà còn bởi làm việc ở những quốc gia phát triển thì họ có điều kiện để nghiên cứu, để cống hiến cho khoa học.
Giáo dục ĐH ở Việt Nam còn nặng kiến thức và làm cho sinh viên rơi vào thế bị động. Theo ông, nên làm gì để cải thiện tình trạng này?
Lâu nay, chúng ta đã nói nhiều, bàn nhiều tới chuyện đào tạo trong nước chưa đáp ứng nổi nhu cầu của doanh nghiệp. Có ý kiến cho rằng, đào tạo của chúng ta vẫn mang tính hàn lâm nhiều, và cũng có quan điểm doanh nghiệp nên góp sức cùng đào tạo. Ông nghĩ sao về những quan điểm này?
– TS. Lê Đông Phương: Hiện nay có nhiều chương trình đào tạo đã được biên soạn lại, nhiều kiến thức thực tế đã được đưa vào nội dung giảng dạy. Tuy nhiên chỉ giáo dục đại học xoay chuyển thôi thì chưa đủ, bản thân các doanh nghiệp cũng phải thay đổi, tiếp cận lại với giáo dục để tạo được sự đồng thuận của 2 bên: đào tạo và sử dụng nhân lực. Còn nếu họ vẫn ở thế thụ động như hiện nay và phàn nàn về chất lượng giáo dục thì chẳng ai có thể có cách nào thay đổi được cả.
Trân trọng cảm ơn ông!
(Nguồn: www.giaoduc.net.vn)