Khoa học – công nghệ: Phải cách mạng như “khoán 10”
Gần như tất cả các phát biểu tại nghị trường ngày 20.11 trong phiên thảo luận dự án Luật Khoa -công nghệ sửa đổi đều đã nhắc đến điểm nghẽn “cơ chế tài chính” cho khoa học- công nghệ….
ĐB Phạm Xuân Thanh đặt câu hỏi “Vì sao 10 năm qua đầu tư không ít, các đề tài càng nhiều nhưng chất lượng còn thấp, hiệu quả chưa tương xứng với đầu tư, thiếu công trình tầm cỡ, bằng sáng chế?”. Và câu hỏi lớn nhất là của ĐBQH Phạm Trọng Nhân ”Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ khoa học thế giới?”.
Không ai biết, và sự yếu kém, thiếu hiệu quả được phân tích với nguyên nhân lớn nhất là cơ chế tài chính.
ĐBQH Huỳnh Minh Hoàng thì bình luận, đó là cơ chế “bao cấp, kiểu bốc thuốc”.
Ủy viên Ủy ban KHCNMT của QH Hoàng Thị Tố Nga thống kê: “Phải mất 9 – 15 tháng từ khi đề xuất đến lúc có kinh phí”. Trong khi “Dự toán lạc hậu so với thực tế. Thanh quyết toán rườm rà. Chưa kịp triển khai đã phải làm quyết toán”. Bà nói, đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám từ Nhà nước sang doanh nghiệp, từ trong nước ra nước ngoài”.
Xem tiếp tại đây
(Nguồn: Lao Động, 21/11/2012)