Đại học Hoa Sen – HSU

Khi nào Trung Quốc “hết trỗi dậy”

Bao giờ Trung Quốc được coi là cường quốc đã “nổi lên” thay vì đang “trỗi dậy”?

Theo nhà nghiên cứu Amanda Huan thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam (RSIS), kể từ những năm 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện “trỗi dậy hòa bình”. Tuy nhiên, một phần tư thế kỷ đã trôi qua, bất chấp sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự và cả “sức mạnh mềm”, nói về nước này người ta vẫn chỉ dừng lại ở thuật ngữ “trỗi dậy”, chứ hầu như không ai công nhận hay cho rằng Trung Quốc đã “nổi lên”. Câu hỏi đặt ra hiện nay là cần có chất xúc tác nào, hay cụ thể hơn: Trung Quốc cần làm gì để được nhìn nhận là một cường quốc đang “nổi lên” và đến khi nào thì nước này vượt khỏi cái ngưỡng đang “trỗi dậy”.

Về kinh tế, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố hồi tháng 10-2014, Trung Quốc đã “soán” ngôi Hoa Kỳ, trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Xét về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dựa trên sức mua, Trung Quốc chiếm 16,5% (tương đương với 17,6 nghìn tỉ USD) GDP của cả thế giới vào cuối năm 2014, trong khi Mỹ chỉ là 16,3% (tương đương với 17,4 nghìn tỉ USD).

Sức nặng dân số 1,3 tỉ người khiến Trung Quốc khá chật vật trong cuộc đua
vị trí cường quốc hàng đầu thế giới với Mỹ

Số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng các nhận điều này. Ở khu vực Đông Á, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn, thậm chí là lớn nhất trong một số trường hợp, với hầu hết các quốc gia trong khu vực. Ngay cả những nước vốn đang có khúc mắc với Bắc Kinh trong một số vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển như Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia cũng nằm trong số 10 đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc trong năm 2013. Có thể thấy, sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh là không thể tranh cãi.

Về mặt quân sự, Trung Quốc tăng mạnh chi tiêu quốc phòng. Trong 4 năm qua, chi tiêu quân sự của Bắc Kinh liên tục chiếm 2% GDP của nước này. Nhìn qua thì thấy tỷ lệ này có vẻ nhỏ, nhưng cần lưu ý rằng, GDP của Trung Quốc liên tục tăng qua các năm. Quy mô ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là rất lớn. Trong quý đầu tiên của năm 2014, Trung Quốc công bố ngân sách quốc phòng năm 2014 là 132 tỉ USD, tăng 12% so với một năm trước đó.

Các nước láng giềng của Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách tăng chi tiêu quân sự, song tổng cộng số tiền chi tiêu của họ vẫn ít hơn Trung Quốc. Vì thế, trên mặt trận quân sự, ít người sẽ nghi ngờ về khả năng quân sự của Bắc Kinh.

Nếu nhìn vào bức tranh kinh tế và quốc phòng của Trung Quốc, nhiều người có thể nghĩ rằng Bắc Kinh đã “nổi lên”. Tuy nhiên, nhiều nước trong khu vực vẫn nói về một nước Trung Quốc đang “trỗi dậy” chứ không phải là đã “nổi lên”. Bất chấp sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng, Trung Quốc vẫn không được nhìn nhận là cường quốc hàng đầu, ngay cả ở sân sau của mình. Mỹ vẫn giữ vị trí này trong nhận thức của hầu hết mọi người. Vấn đề này có lẽ phải tìm hiểu thêm ở khía cạnh “quyền lực mềm”.

………………

>>Xem thêm chi tiết bài viết

 

Theo Linh Phương (tổng hợp)
(Nguồn: Dan tri, ngày 23/01/2015)

Facebook Youtube Tiktok Zalo