Đại học Hoa Sen – HSU

Khi lãnh đạo và trí thức cùng nhìn một hướng

Trí thức có thể đối lập với chủ trương của lãnh đạo nếu thấy chủ trương đó đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của đất nước, hoặc thấy không khoa học, không hợp với quy luật khách quan.

Thông thường trí thức là người hiểu biết, có trình độ văn hóa cao, có kiến thức chuyên môn, và không bị ràng buộc vào (hoặc có ý thức tránh xa) những lợi ích phát sinh từ quan hệ với lãnh đạo chính trị. Trí thức có thể đối lập với chủ trương của lãnh đạo nếu thấy chủ trương đó đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của đất nước, hoặc thấy không khoa học, không hợp với quy luật khách quan. Nhưng cũng không hiếm những trường hợp lãnh đạo và trí thức tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau và trí thức giúp lãnh đạo làm nên sự nghiệp cao cả, đưa đất nước vào thời đại xán lạn. Ngày xưa không thiếu những trường hợp minh quân gặp hiền tài và cùng làm nên nghiệp lớn. Lưu Bang gặp Trương Lương, Lê Lợi gặp Nguyễn Trãi là những ví dụ.
 
Trong thời đại ngày nay, xã hội phức tạp hơn, vai trò của trí thức và sự thể hiện vai trò đó cũng đa dạng hơn. Lãnh đạo tìm đến trí thức có thể trực tiếp “tam cố thảo lư” nhưng cũng có thể qua nhiều kênh gián tiếp. Chẳng hạn lãnh đạo thường quan tâm đến trí thức, thường đọc sách, đọc báo thì có thể tìm thấy những ý tưởng hay, những đề khởi về con đường phát triển để tham khảo cho các quyết sách chiến lược. Tiền đềở đây dĩ nhiên là phải có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận để trí thức có cơ hội phát biểu ý kiến của mình. Mặt khác, nếu xuất hiện nhà chính trị có văn hóa, có đạo đức và tỏ ra có bản lãnh, có lý tưởng vì đất nước thì qua các quan hệ xã hội hoặc qua các kênh nghiên cứu, thảo luận rộng rãi, họ có thể quy tụ được bên mình nhiều trí thức tài năng, tâm huyết.
 
Xem tiếp tại đây
Theo Trần Văn Thọ
Tokyo, Xuân Quý Tỵ 2013
(Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)
 
 
Facebook Youtube Tiktok Zalo