Nhóm ngành Công nghệ – Cơ hội trở thành ứng viên sáng giá
Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin đã đem đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ say mê lập trình, vận hành hệ thống mạng hay thiết kế ứng dụng game mang phong cách cá nhân.
Lĩnh vực nghề nghiệp này đang chiếm lĩnh thị trường tuyển dụng trong những năm gần đây và dự đoán sẽ tạo ra cơn sốt nhân lực trong thời gian tới, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm nay.
Nhận bằng quốc tế ngay tại Việt Nam
Để có thể cạnh tranh với nguồn lao động chất lượng đến từ các quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á khi AEC chính thức thành lập, yêu cầu đặt ra dành cho sinh viên khi tham gia thị trường lao động là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt kiến thức, kỹ năng mềm lẫn khả năng ngoại ngữ. Để đáp ứng nhu cầu đó, những nhóm ngành nghề được đào tạo theo chuẩn quốc tế với kiến thức luôn cập nhật cùng công nghệ dạy học hiện đại nhằm tiếp cận gần với thực tế thị trường lao động. Đó chính là lý do mà những bạn trẻ yêu thích nhóm ngành công nghệ thường lựa chọn chương trình đào tạo của Học viện NIIT Ấn Độ (Học viện Công nghệ thông tin số một châu Á do IDC bình chọn) làm điểm đến trên lộ trình học tập của mình.
Công nghệ phần mềm là ngành hấp dẫn các bạn trẻ say mê lập trình.
Học viện NIIT Ấn Độ là đơn vị đào tạo quốc tế với hơn 24 năm kinh nghiệm, nơi đây trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo và cung cấp giải pháp công nghệ. NIIT đã cung cấp các giải pháp đào tạo, phần mềm và giải pháp tri thức cho các tổ chức, các tập đoàn đa quốc gia như Worldbank, Citigroup, British Airways, Ford Motors, IBM, Microsoft… Trung tâm Đào tạo – Đại học Hoa Sen đã liên kết với NIIT Ấn Độ để đào tạo chương trình chuyên viên Công nghệ phần mềm, chuyên viên Quản trị mạng & Hệ thống thông tin và chuyên viên lập trình game.
Phương thức tuyển sinh linh hoạt (tốt nghiệp THPT hoặc dựa vào kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ) theo tiêu chuẩn quốc tế (kiểm tra tiếng Anh và tư duy trong 90 phút) với thời gian đạo tạo 2 năm, bằng cấp được cấp bởi Học viện NIIT Ấn Độ có giá trị trên toàn cầu. Đặc biệt trong tháng 5, học viên khi đăng ký khóa học trước ngày 31/5 sẽ được tặng ngay 6 triệu đồng.
Lập trình game: Mảnh đất sáng tạo
Công nghệ đồ họa hiện đại tạo những hiệu ứng ảnh động tuyệt đẹp khiến game thủ mê mẩn. Hơn nữa, công nghệ lập trình bài bản kết hợp với âm thanh, màu sắc sống động trên những khung sườn kịch bản hấp dẫn đã khiến hàng loạt game mới ra đời trên định dạng 2D lẫn 3D, điều này giúp ngành game bước qua thời kỳ mới của thế giới lập trình.
Sức sống của ngành công nghệ game phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ và sáng tạo của mỗi lập trình viên. Sự sáng tạo và niềm say mê viết nên game mới, độc, lạ hay là sức hút mãnh liệt khiến cho thị trường game luôn sôi động, thú vị.
Học viên tốt nghiệp học viện có thể tham gia vào các công việc như thiết kế game, lập trình game, phát triển phần mềm game, kiểm thử phần mềm game cũng như lập trình game trên các thiết bị di động.
Quản trị mạng hay công nghệ phần mềm?
Quản trị mạng hay công nghệ phần mềm là hai ngành ra đời sớm nhất của nhóm công nghệ và được hầu hết các nhà tuyển dụng săn đón nhằm tìm ứng viên phù hợp với những vị trí từ trung cấp đến cao cấp. Trong đó, quản trị mạng thuộc về hạ tầng của hệ thống, có nhiệm vụ điều tiết và xây dựng hệ thống của doanh nghiệp vận hành thông suốt, tránh được những xâm nhập ngoài ý muốn của các hacker. Công nghệ phần mềm lại đi theo xu hướng lập trình và phát triển những ứng dụng về web, điện thoại di động, cơ sở dữ liệu hay tạo nên những phần mềm mới nhất theo yêu cầu của người dùng. Mỗi ngành nghề có một đặc thù riêng nhưng có điểm chung là yêu cầu người học phải thích tìm hiểu công nghệ, không ngừng trau dồi ngoại ngữ để cập nhật những thay đổi mới nhất của khoa học kỹ thuật trên thế giới.
Quản trị mạng giúp hệ thống của doanh nghiệp vận hành thông suốt.
Riêng tại Trung tâm đào tạo của ĐH Hoa Sen, các môn học trong chương trình công nghệ được giảng dạy đều dùng phương pháp hoàn toàn mới của NIIT Ấn Độ. Phương pháp này giúp giảng viên hiểu rõ các nhu cầu của sinh viên nhằm giúp họ học tập hiệu quả và nhớ được những gì đã học. Phương pháp này được đặt tên LACC (Learning Architecture based on Collaborative Constructivism). Ngoài ra, việc sở hữu một tấm bằng có giá trị toàn cầu sẽ phần nào giúp các ứng viên tự tin dự tuyển vào những vị trí thích hợp thuộc về lĩnh vực mạng máy tính hay phần mềm.
Theo Mộc Trà
(Nguồn: news.zing.vn, ngày 11/05/2015)