Đại học Hoa Sen

Chọn nghề theo sở thích hay nhu cầu?

Còn một tuần nữa học sinh (HS) lớp 12 bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ. Đây là giai đoạn nước rút để HS đưa ra quyết định chọn ngành, nghề dự thi phù hợp.

Sai lầm sẽ gây lãng phí lớn

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa – Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng: “Với những HS chọn ngành yêu thích trùng với ngành có nhu cầu tuyển dụng cao, việc làm ổn định, lương cao… thì đó là sự thuận lợi. Ngược lại, việc lựa chọn học nghề nào không hề đơn giản”. Hằng năm, lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào nhóm ngành kinh tế ở hệ ĐH và CĐ chiếm tới 40%. Thực tế này cho thấy những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao luôn có sức hấp dẫn HS.

HS Quảng Trị hỏi chuyên gia tư vấn thông tin về ngành nghề, quy chế trong chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên diễn ra tại tỉnh này ngày 4.3 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Phần lớn các chuyên gia tư vấn khuyên rằng nhu cầu xã hội về một ngành nghề cụ thể chỉ có tính nhất thời. Có thể hiện nay xã hội đang có nhu cầu cao nhưng 4 hoặc 5 năm sau lại dư thừa vì các trường đào tạo ra quá nhiều. Vì vậy, để không phải hối tiếc vì sự lựa chọn nghề nghiệp của mình, thí sinh khi cầm bút đăng ký dự thi hôm nay nhất thiết phải nghĩ đến việc làm trong tương lai. Tiến sĩ Nghĩa cho rằng nếu chọn nghề sai lầm sẽ là sự lãng phí lớn cho bản thân, gia đình và xã hội. Việc chọn nghề xuất phát từ sở thích, nguyện vọng của bản thân sẽ bền vững hơn. “Giữa nghề yêu thích và nghề dự báo nhu cầu cao, nếu là tôi, tôi sẽ chọn nghề yêu thích bởi nếu giỏi nghề đó, dù nghề đó không thời thượng thì cũng rất dễ tìm việc làm và tự biến nó thành nghề có thu nhập cao” – tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa chia sẻ.

3 lời khuyên

Trong các buổi tư vấn mùa thi, nhiều chuyên gia tư vấn khuyên rằng trước khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ, thí sinh cần lưu ý 3 điều.

Trước hết phải xác định tầm quan trọng của việc chọn ngành: Đó là sở thích, sở trường, năng khiếu. Điều này quan trọng hơn là đặt ra câu hỏi thi trường nào, ngành nào dễ đậu, bởi cho dù có trúng tuyển nhưng nếu học ngành không thích thì chỉ là sự trú chân tạm bợ, không một chút tâm huyết gì với ngành nghề đó. Điều này sẽ khiến sinh viên không thể phát huy hết năng lực, sở trường của mình.

Điều thứ hai là phải biết lượng sức mình: Không nên chọn những nghề thật cao siêu mà năng lực của mình khó với tới. Sau khi chọn ngành, nghề mình thích, HS nên lượng sức để thi vào những trường vừa sức. Có nhiều tiêu chí để tham khảo như điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trường, điều kiện vị trí địa lý…

Cuối cùng nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm. Khi chọn trường, HS cũng không nên quá bảo thủ, cực đoan mà hãy nghe lời khuyên của những người đi trước vì đôi khi HS không đủ thông tin.

(Nguồn: Thanh Niên)

 

Còn một tuần nữa học sinh (HS) lớp 12 bắt đầu nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ. Đây là giai đoạn nước rút để HS đưa ra quyết định chọn ngành, nghề dự thi phù hợp.

Sai lầm sẽ gây lãng phí lớn

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa – Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng: “Với những HS chọn ngành yêu thích trùng với ngành có nhu cầu tuyển dụng cao, việc làm ổn định, lương cao… thì đó là sự thuận lợi. Ngược lại, việc lựa chọn học nghề nào không hề đơn giản”. Hằng năm, lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào nhóm ngành kinh tế ở hệ ĐH và CĐ chiếm tới 40%. Thực tế này cho thấy những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao luôn có sức hấp dẫn HS.

HS Quảng Trị hỏi chuyên gia tư vấn thông tin về ngành nghề, quy chế trong chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên diễn ra tại tỉnh này ngày 4.3 – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Phần lớn các chuyên gia tư vấn khuyên rằng nhu cầu xã hội về một ngành nghề cụ thể chỉ có tính nhất thời. Có thể hiện nay xã hội đang có nhu cầu cao nhưng 4 hoặc 5 năm sau lại dư thừa vì các trường đào tạo ra quá nhiều. Vì vậy, để không phải hối tiếc vì sự lựa chọn nghề nghiệp của mình, thí sinh khi cầm bút đăng ký dự thi hôm nay nhất thiết phải nghĩ đến việc làm trong tương lai. Tiến sĩ Nghĩa cho rằng nếu chọn nghề sai lầm sẽ là sự lãng phí lớn cho bản thân, gia đình và xã hội. Việc chọn nghề xuất phát từ sở thích, nguyện vọng của bản thân sẽ bền vững hơn. “Giữa nghề yêu thích và nghề dự báo nhu cầu cao, nếu là tôi, tôi sẽ chọn nghề yêu thích bởi nếu giỏi nghề đó, dù nghề đó không thời thượng thì cũng rất dễ tìm việc làm và tự biến nó thành nghề có thu nhập cao” – tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa chia sẻ.

3 lời khuyên

Trong các buổi tư vấn mùa thi, nhiều chuyên gia tư vấn khuyên rằng trước khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH-CĐ, thí sinh cần lưu ý 3 điều.

Trước hết phải xác định tầm quan trọng của việc chọn ngành: Đó là sở thích, sở trường, năng khiếu. Điều này quan trọng hơn là đặt ra câu hỏi thi trường nào, ngành nào dễ đậu, bởi cho dù có trúng tuyển nhưng nếu học ngành không thích thì chỉ là sự trú chân tạm bợ, không một chút tâm huyết gì với ngành nghề đó. Điều này sẽ khiến sinh viên không thể phát huy hết năng lực, sở trường của mình.

Điều thứ hai là phải biết lượng sức mình: Không nên chọn những nghề thật cao siêu mà năng lực của mình khó với tới. Sau khi chọn ngành, nghề mình thích, HS nên lượng sức để thi vào những trường vừa sức. Có nhiều tiêu chí để tham khảo như điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển, nhu cầu xã hội, việc làm sau khi ra trường, điều kiện vị trí địa lý…

Cuối cùng nên tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm. Khi chọn trường, HS cũng không nên quá bảo thủ, cực đoan mà hãy nghe lời khuyên của những người đi trước vì đôi khi HS không đủ thông tin.

(Nguồn: Thanh Niên)

Facebook Youtube Tiktok Zalo