Đại học Hoa Sen

BI Analyst, nghề đón đầu xu hướng phát triển trong thời đại Big data

Được biết đến như người kể các câu chuyện kinh doanh của doanh nghiệp bằng dữ liệu, BI (Business intelligence) Analyst giúp những nhà lãnh đạo dễ dàng đưa ra quyết định thành công hơn.

Công việc của BI Analyst, người đọc “dữ liệu” là gì?

Dữ liệu là một trong những tài sản quý giá của doanh nghiệp. Nếu biết cách sử dụng và khai thác nguồn dữ liệu này một cách hiệu quả thì các doanh nghiệp có thể biết được “tình trạng” của mình. Nếu hiểu rõ được dữ liệu, nhìn thấy được “insight” của dữ liệu thì có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh chính xác hơn, mang lại hiệu quả và hiệu suất tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Để làm được điều này, việc phân tích dữ liệu kinh doanh là thực sự cần thiết để doanh nghiệp không phải ở trong tình trạng “chết chìm trong dữ liệu những chết đói về thông tin”.

Sự hình thành dữ liệu lớn

Dữ liệu lớn (Big Data) – một trong những thuật ngữ được phổ biến trong thời gian gần đây để chỉ lượng dữ liệu khổng lồ được sinh ra từ thế giới thực của con người. Dữ liệu lớn được hình thành (1) từ các dữ liệu hành chính và (2) các hoạt động kinh doanh hằng ngày của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, theo thống kê từ www.domo.com, mỗi phút trong năm 2020 có hàng tỷ dữ liệu được sinh ra. Các dữ liệu này có được là (3) từ những hành vi của người dùng trên Internet. Ngoài ra, (4) các thiết bị cảm ứng, (5) thiết bị IoT (Intern et of Things) cũng góp phần tạo nên nguồn dữ liệu khổng lồ này.

Trong mỗi doanh nghiệp, BI (Business intelligence) Analyst ( hay chuyên viên phân tích dữ liệu là người có thể “đọc hiểu” một cách sâu sắc về dữ liệu của doanh nghiệp. Thông qua cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, BI Analyst sẽ giúp doanh nghiệp phân loại, phân tích và đánh giá từ kho dữ liệu khổng lồ của mình. Cụ thể, BI Analyst sẽ thực hiện các công việc như

  • Mô tả những gì đã và đang diễn ra tại doanh nghiệp thông qua các truy vấn và báo cáo dưới dạng trực quan hóa dựa trên các dữ liệu lịch sử, từ đó giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ những vấn đề trong kinh doanh mà doanh nghiệp đang gặp phải, thông qua đó sẽ cải thiện chất lượng của từng hoạt động trong kinh doanh;
  • Dự đoán được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, giúp các doanh nghiệp đưa ra những chiến lược kinh doanh chính xác hơn;
  • Đưa ra các tư vấn/khuyến cáo/khuyến nghị có giá trị cho hoạt động kinh doanh của tổ chức.

Kỹ năng thành công của BI Analyst

Ngoài nắm vững những kiến thức chuyên môn, người làm nghề BI Analalyst giỏi cần phải xây dựng năng lực hành nghề bằng cách trau dồi những kỹ năng quan trọng. BI Analyst cần có tư duy suy nghĩ logic để có thể thấu hiểu được bộ dữ liệu mà mình đang phân tích, nếu như chưa hiểu rõ thì không ngần ngại tìm tòi và đặt câu hỏi. Bởi lẽ, mỗi một bộ dữ liệu được sinh ra đều có tồn tại “lịch sử” của nó.

Bên cạnh đó, các BI Analyst cũng cần có khả năng tập trung và cẩn thận đến từng chi tiết cũng như cần có kỹ năng năng sắp xếp và quản lý dữ liệu. Tuy nhiên, họ cũng phải hết sức mềm dẻo và linh hoạt vì số liệu trong thực tế có thể thay đổi hằng ngày.

Theo dữ liệu từ Glassdoor (www.glassdoor.com), mức lương trung bình của một BI Analyst tại Mỹ là $83,933/năm (tương đương $7,000/tháng). Tại Việt Nam, thống kê từ SalaryExpert (www.salaryexpert.com) là khoảng 470 triệu đồng/ năm (tương đương khoảng 40 triệu đồng/tháng). 

Cũng theo dữ liệu từ trang web này, mức lương nghề BI Analyst rất có tiềm năng và được dự đoán là sẽ tăng 40% trong vòng 5 năm tới, tức là tới năm 2026, mức lương sẽ đạt khoảng 658 triệu đồng/năm (tương đương gần 55 triệu đồng/tháng). 

Học ngành MIS để trở thành BI Analyst

Sở hữu tấm bằng cử nhân Hệ thống thông tin quản lý (MIS – Management Information System) sẽ là một khởi đầu tuyệt vời cho những ai mong muốn trở thành những nhà phân tích dữ liệu trong tương lai. Ngành học MIS sẽ giúp các bạn hiểu về các quy trình kinh doanh và khoa học dữ liệu.

Tại trường Đại học Hoa Sen, môi trường học tập năng động cùng với triết lý giáo dục nhân bản và khai phóng sẽ giúp sinh viên theo học ngành MIS phát triển các kỹ năng nghề nghiệp quan trọng. Sự cởi mở và tôn trọng sự khác biệt, đặc biệt là từ đội ngũ giảng viên sẽ tạo điều kiện cho sinh viên MIS dám thể hiện chất riêng của mình, xây dựng tư duy logic và khả năng tự học hỏi để thích nghi với sự biến động không ngừng trong kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong chương trình học ngành MIS tại trường Đại học Hoa Sen, sinh viên sẽ được học 6 môn chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh. Điều này giúp sinh viên MIS hòa nhập tốt hơn vơi vào môi trường doanh nghiệp đa văn hóa, đa quốc gia.


Sinh viên Hoa Sen ngành MIS trải nghiệm tham quan tại công ty TNHH DEK Technologies Vietnam.

Các hoạt động học tập trải nghiệm tại doanh nghiệp cùng với 2 kỳ thực tập đã giúp sinh viên ngành MIS làm quen với môi trường kinh doanh tại doanh nghiệp. Và đặc biệt là cơ hội được tham gia vào các dự án thực tế của doanh nghiệp trong kỳ Thực tập tốt nghiệp. Chính vì những điều này đã phần lớn giúp sinh viên ngành MIS Hoa Sen tích lũy được kinh nghiệm thực tế và có được việc làm trước khi tốt nghiệp.

Hãy đến với ngành MIS tại Đại học Hoa Sen để trở thành một BI Analyst –  Chuyên gia phân tích dữ liệu kinh doanh trong tương lai.

 

Ngành Hệ thống thông tin quản lý (MIS) 

Mã ngành: 7340405

Tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01/D03, D09 

Để đăng ký xét tuyển vào ngành MIS tại trường ĐH Hoa Sen, thí sinh có thể sử dụng một trong những phương thức sau: Kết quả thi THPT quốc gia; Kết quả học tập 3 năm THPT (học bạ), Điều kiện riêng theo yêu cầu của ngành và kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG 2021.

Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến tại: http://xettuyen.hoasen.edu.vn/  hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại số 8 Nguyễn Văn Tráng, Q.1, TP.HCM 

 

Facebook Youtube Tiktok Zalo