Học “cho hết nợ”
Một câu châm ngôn của nhóm Tụ Lực Văn Đoàn có lẽ tóm tắt được quá nửa chiến lược cải tổ giáo dục của ta hiện nay: “Theo mới, hoàn toàn theo mới.”
Trong phạm vi bài này, tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ của vấn đề lớn ấy: chúng ta phải dứt khoát từ bỏ lối học từ chương và dạy các em từ lúc chưa đến trường biết cách suy nghĩ, phán đoán, chọn lựa… nghĩa là biết cách tự học.
Lối học cũ đã thực hành từ năm 1070 khi lập ra Quốc Tử Giám. Qua chín thế kỷ, các triều đại của ta đều dùng khảo thí để tuyển nhân tài ra phục vụ đất nước. Trên nguyên tắc, đây là một chính sách rất hay, rất dân chủ, cho cá nhân các sĩ phu cũng như cho toàn đất nước, và triều đình. Nhưng cái sai phạm lớn nhất, vừa làm hỏng người đi học, vừa nguy hiểm cho đất nước, là chúng ta chỉ chấp nhận cách học từ chương và hoàn toàn vùi dập bất cứ ý kiến sáng tạo nào.
Trong bối cảnh ấy, và trong thời cuộc bây giờ, tôi tạm nghĩ đã đến lúc chúng ta cho câu châm ngôn “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” về hưu đi và thay thế bằng một tinh thần học tập mới, tượng trưng bằng “nhất tự vi sư, bát tự vi sinh” (Một chữ là của thầy, tám chữ là của học trò.)
Xem tiếp tại đây
Theo Vũ Đức Vượng
(Nguồn: Vietnamnet, 23/11/2012)