Gốc cây đời người
Mỗi khi ngang qua những nơi bán cây xanh, nhìn những gốc cổ thụ xếp hàng “sống mà không được bám rễ sâu” chờ một nơi ở mới, tôi lại nghĩ đến những trại tị nạn, của người… Nhưng thôi, tị nạn lại là một câu chuyện khác, xin được quay lại với thành phố cùng những cao ốc văn phòng.
Nhiều dân tộc của Việt Nam ta sống dựa vào núi rừng và quan niệm cây, rừng chính là những vị thần bảo vệ cuộc sống cho họ. Hàng năm, họ đều có lễ cúng tạ ơn thần rừng, thần cây đã bảo vệ bản làng và ban cho họ mùa màng, thời tiết thuận hoà. Người Kinh ta thì thường nói cây gạo có ma cây đa có thần để ám chỉ rằng, cây cối cũng có linh hồn, con người nên biết điều đó mà sống cho “lễ độ” với cỏ cây, hay rộng ra là với thiên nhiên môi trường. Quê tôi không có cây gạo, nhưng cây củ chi ở đình thần làng tôi thì đứa con nít nào cũng ớn (cây củ chi còn có tên là mã tiền). Thuở nhỏ đi học, ngang qua gốc củ chi già nua có mấy ông thợ cắt tóc hay đem tóc rác bỏ dưới gốc cây, tôi và đám bạn cứ túm áo nhau mà chạy cho nhanh qua đoạn đó. Đêm đêm, dưới ngọn đèn dầu, các thím tôi hay túm tụm lại kể chuyện ma, thể nào cũng có cây củ chi góp mặt, với một cô gái ngồi đưa võng kẽo kẹt trên ngọn cây còn mái tóc thì dài chấm đất. Củ chi là gốc cây “ấn tượng” của tuổi thơ tôi, nhưng cây xoài cơm mới là cái gốc khởi nguồn cho niềm tin vạn vật có hồn của tôi sau này…
Xem tiếp tại đây
(Nguồn: Sài Gòn Tiếp Thị, 13/8/2013)