Giữ lễ và vô lễ trong lễ hội tâm linh
Vì sao hết mùa lễ hội năm này đến năm khác và riêng mùa rằm tháng giêng Quý Tỵ này, những biểu hiện thất lễ, vô lễ ở các thánh tích linh thiêng lại càng trầm trọng? Không ai không đau giận khi chứng kiến một số tín đồ vừa cúi lạy cầu xin rất là thành kính nhưng tức thì lại côn đồ vô lễ nhào lên cướp ấn đền Trần, xả tiền như rác đầy Văn Miếu, chùa lớn chùa nhỏ bỗng nhiên thành thùng rác đầy tiền lẻ và tiền vàng mã, đồ cúng…
Cảnh giẫm đạp nhau tại Khai ấn đền Trần-( Nguồn: Tiền Phong)
Có người biện minh rằng trong thời buổi kinh tế khó khăn, đạo đức xã hội hỗn mang, niềm tin của nhiều người trở nên chông chênh, bất định nên họ khẩn thiết cầu cho mình và gia đình sự phù hộ của giới thiêng linh. Nhu cầu hướng vọng thiêng tâm là nhu cầu chính đáng của con người, nhưng đừng biện minh cho thái độ cầu xin bằng mọi giá, kể cả việc phơi bày hành vi vô lễ trước cộng đồng và vô lễ với chư vị cõi thiên.
Trong cộng đồng văn minh, cả người duy tâm và không duy tâm đều coi việc giữ lễ ở nơi công cộng là chuẩn mực phẩm giá. Ở nơi chốn phụng thờ của mọi đức tin, mọi tôn giáo, chuẩn mực giữ lễ càng nghiêm hơn để làm sáng danh đức tin và phẩm hạnh. Cái được lớn nhất của người hành hương đến đền, chùa, miếu, am… là sửa mình giữ lễ để sự nguyện cầu có sức mạnh chân thành mà chuyển hoá ứng nghiệm.
Nhưng hơn hết, việc sửa mình giữ lễ ở chốn linh thiêng còn là việc thực thi giá trị văn hoá cao nhất của con người. Một thanh niên ở Chợ Lớn cho biết từ bé anh đã được cha mẹ đưa đi chùa miếu suốt từ tết đến rằm tháng giêng; lúc nhỏ anh thấy rất chán, nhưng bây giờ thì hiểu nhờ đi chùa từ bé mà anh học được từng lời văn đức cầu nguyện, từ lễ vật cúng dường, từng cách đi, đứng, quỳ, lạy… đúng lễ đức ở chốn thiêng nghiêm. Sửa mình giữ lễ ở nơi thiêng nghiêm còn là sự trao truyền cho thế hệ kế tục những giá trị tinh tuý của văn hoá và đức tin.
Xem tiếp tại đây
(Nguồn: Sài Gòn tiếp thị, 1/3/2013)
Giẫm đạp nhau tại Khai ấn đền Trần: Phản ánh mặt bằng dân trí của xã hội Việt Nam