Giáo sư Ngô Bảo Châu: “Tôi tin vào sức mạnh của lý lẽ”
19/09/2017
Trở về Việt Nam để tham gia chuỗi sự kiện “Cầu nối – cuộc đối thoại hướng đến văn hoá hoà bình” lần thứ tư tại Đông Nam Á do quỹ Hoà bình quốc tế và bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức ngày 12.3, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ với Sài Gòn Tiếp Thị không chỉ tâm huyết về tương lai toán học mà cả những vấn đề đang nóng bỏng của đất nước.
Giáo sư Ngô Bảo Châu tại Hà Nội.
Giáo sư từng nói sự ra đời của viện Nghiên cứu cao cấp về toán là một dấu mốc lịch sử của ngành toán Việt Nam, vậy ông có trông đợi gì?
Viện Nghiên cứu cao cấp về toán được thành lập từ năm 2011 và hoạt động từ tháng 1.2012, còn rất non trẻ. Trong năm vừa rồi viện đã tạo được một nếp làm việc. Tổng kết lại thì năm 2012 có 65 người Việt và 20 giáo sư nước ngoài đến làm việc ở viện trong những nhóm làm việc ở nhiều đề tài khác nhau.
Mong ước lớn nhất của chúng tôi là cải thiện khả năng nghiên cứu toán của anh em làm toán ở Việt Nam. Theo một nghĩa nào đó, năm đầu tiên viện đã bắt đầu làm được việc đó, các nhóm nghiên cứu làm việc ở viện trong vài ba tháng đã có kết quả khoa học có giá trị. Những người làm khoa học bình thường không có nhiều thời gian cho nghiên cứu vì nhiều việc hàng ngày ở trường, kể cả những việc mưu sinh nữa, hay là họ không có điều kiện tập trung để ngồi cùng nhau làm việc, thì viện đem đến cho họ cơ hội đó. Ví dụ như nhóm Tối ưu miền Nam, anh em ở trong miền Nam nhưng không có thời gian ngồi lại với nhau, ai cũng bận cả, ra Hà Nội trong vòng hai tháng, tách ra khỏi công việc hàng ngày, tập trung vào nghiên cứu và bước đầu có kết quả tốt. Các nhóm khác cũng thế. Viện có khả năng mời các giáo sư người nước ngoài đến làm việc với các nhóm nghiên cứu Việt Nam, qua tiếp xúc với người nước ngoài, chúng ta cập nhật hơn về đề tài nghiên cứu. Ở những nước nhỏ thường nghiên cứu của mình dần dần đi ra khỏi luồng chính, trở nên “tỉnh lẻ” một chút. Bằng việc gặp gỡ thường xuyên tiếp xúc, cọ xát với các nhà khoa học thế giới, chúng ta có thể thay đổi, cập nhật hướng nghiên cứu của mình. Những nhà khoa học nước ngoài đến viện 1 – 2 tuần, tuy không đủ thời gian để hoàn thành một công trình nghiên cứu, nhưng đủ thời gian trò chuyện, và nhờ đó có ảnh hưởng đến phương pháp nghiên cứu, hướng nghiên cứu của các nhà toán học Việt Nam.
Cá nhân tôi chưa có nhóm nghiên cứu thực sự tại Việt Nam, nên vào dịp hè, tôi tổ chức một lớp học cho một số sinh viên, nghiên cứu sinh xuất sắc, về một số chủ đề hiện đại. Tôi cũng rất mong muốn là từ những lớp học này, nhen nhóm thành những nhóm nghiên cứu trong tương lai. Tôi cũng hy vọng phát hiện một vài em thật giỏi để giới thiệu qua Mỹ và châu Âu để học tiếp.
Cải thiện trình độ nghiên cứu của nền toán học Việt Nam, là bước đi đầu tiên. Những việc tiếp theo của viện là những nhiệm vụ Nhà nước đã giao trong chương trình trọng điểm phát triển toán học quốc gia, cụ thể là nhiệm vụ chăm lo cho phong trào chuyên toán và học toán ở đại học, và nhiệm vụ triển khai toán học ứng dụng. Năm nay chương trình bắt đầu triển khai trong các trường hè cho học sinh chuyên toán, nâng cao trình độ cho giáo viên, trao học bổng cho các em học giỏi toán cấp 3, đại học, đặc biệt quan tâm đến các em ở các tỉnh xa…
Bản thân chúng tôi không phải là người làm chính trị, chúng tôi chỉ đưa ra ý kiến của mình. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào sức mạnh của lời nói, của lý lẽ |
Xem tiếp tại đây
(Nguồn: Sài Gòn Tiếp Thị, 13/3/2013)