Đại học Hoa Sen – HSU

Facebook là mặt thật hay mặt nạ?

Trong ngày 27/1, người dùng Internet trên toàn thế giới đã gặp vấn đề không thể kết nối mạng xã hội Facebook. Sự cố này đã nhanh chóng được khắc phục sau 30 phút.

Chỉ vỏn vẹn có 30 phút thôi nhưng tưởng như có một sự kiện gây xáo trộn ghê gớm lắm. Facebook tràn ngập những tin bài ảnh những status liên quan đến sự “chết đi sống lại” của… Facebook. 30 phút đó có đủ khiến mọi người giật mình nhìn lại bản thân đang phụ thuộc vào mạng xã hội này như thế nào.

Với những tính năng tuyệt vời, Facebook giúp con người dù cách xa nhau đến ngàn, vạn cây số cũng có thể cập nhật tin tức, kết nối, chia sẻ giao tiếp với nhau ngay tức khắc. Facebook giúp chúng ta tìm kiếm đối tác, theo dõi tình địch. Rồi Facebook giúp ta dõi theo thần tượng đang nghĩ gì, ăn gì và chơi gì. Facebook  giúp một người bình thường giao tiếp, kết nối trực tiếp với những nhân vật mà ngoài đời có nằm mơ cũng không thể gặp… Facebook cho ta những quyền năng lớn đến thế kia. 

Cửa sổ tâm hồn của rất, rất nhiều người…

Nhưng Facebook đang từ từ gặm nhấm, hủy diệt cảm xúc của những ai đang sử dụng nó mà ít người nhận ra. Càng ngày càng thấy nhiều những trái tim mất cảm xúc trước cuộc sống thật và thay vào đó là trò “chém gió” qua Facebook. Họ nghĩ rằng, có bấm like, share… là đủ hoàn thành trách nhiệm của mình với cộng đồng. Năm ngoái, đại diện UNICEF Thụy Điển đưa ra một thông điệp rằng: “Hãy like chúng tôi trên Facebook, và không đứa trẻ nào được tiêm văcxin phòng bại liệt. Like không cứu mạng trẻ em. Chỉ có sự trợ giúp về vật chất mới làm được điều đó”.

Sự kết nối của Facebook vô cùng lớn, thái độ được thể hiện qua nút like (thích) hay unlike (không thích) là rất rõ ràng. Nhưng giữa nó là một khoảng mênh mông những vấn đề phức tạp của bản thân cuộc sống mà chúng ta phải đối mặt và giải quyết. 100 triệu like cũng không giúp thế giới có vắc-xin phòng bại liệt, dù chỉ một liều.

2. Có nhiều người ăn ngủ Facebook, sống Facebook. Chỉ cần một lúc không vào Facebook họ có cảm giác mình bị tụt hậu. Họ sợ mình bỏ qua những tin “hot” từ bạn bè, từ thế giới. Và đặc biệt họ sợ, sợ thế giới không biết họ là ai.

Họ trở thành con người hoàn toàn khác trên mạng xã hội. Người ấy có nhân khẩu nickname, địa chỉ IP, hình dạng avatar (hình đại diện), cuộc sống là những comment, hình ảnh, bài viết, các icon… “Nhân tính” bộc lộ qua những cuộc chém gió trên mạng, hỉ nộ ái ố bằng icon, hạnh phúc bằng hình ảnh hay nỗi buồn là một link file nhạc “thay lời muốn nói”.

………………………

>> Xem thêm chi tiết bài viết

 

Theo Nguyễn Gia
(Nguồn: Thể thao & Văn hóa, ngày 28/01/2015)

Danh mục liên quan

Thông tin chuyên đề Tin Hoa Sen
Facebook Youtube Tiktok Zalo