MBA Conference – Nghiên cứu kinh tế hành vi: Tiếp cận phân tích đa chiều
MBA Conference lần 1 – 2020 được tổ chức tại Việt Nam – Đại học Hoa Sen với chủ đề: “Essays on behavioral economics: a multi-perspective approach” được trình bày bởi các học viên là các nhân sự quản lý từ khu vực doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Trần Nam Quốc, Phó trưởng Khoa Kinh tế và Quản trị và ThS. Đặng Hoàng Minh Quân.
Các nghiên cứu trong kỷ yếu lần 1 sẽ tập trung vào 4 nhóm chủ đề chính: (i) Hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp; (ii) Hoạt động marketing và nâng cao chất lượng dịch vụ tại doanh nghiệp; (iii) Hành vi người tiêu dùng; (iv) Mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng.
Chủ đề 1: Hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp – Human resource management activities in enterprises
- Bài 1: Sự hài lòng công việc ngành dịch vụ lưu trú: Vai trò của phúc lợi, môi trường công việc và thời gian làm việc linh động
Job satisfation in the hotel industry: The role of welfare regimes, working environment and working time flexibity - Bài 2: Trí tuệ cảm xúc và kết quả làm việc: Vai trò điều tiết của giới, kinh nghiệm, và lao động cảm xúc
Motional intelligence and job performance: The moderate roles of gender, experience and emotional labour - Bài 3: Tác động của Tư duy ngược đến hiệu quả của Mô hình SOURCE: Nghiên cứu cho Kênh y tế
The impact of reverse thinking impact on source model efficiency: An evidence in medical channel
Chủ đề 2: Hoạt động marketing, nâng cao chất lượng dịch vụ tại doanh nghiệp – Marketing and customer service activities in enterprises
- Bài 1: Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo truyền thông tích hợp đa kênh tại Việt Nam: Công ty quảng cáo tư nhân hay Công ty quảng cáo liên kết kênh xuất bản báo chí
Choosing integrated marketing communications agency in Vietnam: Private agency versus agency linked publisher? - Bài 2: Lựa chọn trường đại học của sinh viên tại Việt nam: Vai trò của chất lượng đào tạo, Quy trình đào tạo, và chính sách chiêu thị
Choosing a university of students in Vietnam: The role of Training quality, Curriculum, and Promotion policies - Bài 3: Nhận diện thương hiệu doanh nghiệp sản xuất công nghệ thông tin: so sánh giữa khách hàng tiêu dùng và đối tác
Recognization of information technology manufacturers’ brand: Heterogeneity of end users and partners
Chủ đề 3: Hành vi người tiêu dùng – Consumer behavior
- Bài 1: Quyết định mua thay thế thiết bị gia dụng: Vai trò của tính năng công nghệ mới, lợi ích về kinh tế và sinh thái
Replacing purchasing intention in home applicances: The role of new technology features, economical and ecological profitability? - Bài 2: Giá trị tiêu dùng khi sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc tại Việt Nam: Vai trò của yếu tố văn hoá quốc gia
Consumption value of using Korean cosmetics in Vietnam: The role of national culture dimensions - Bài 3: Hành vi tiêu dùng: Sự lựa chọn giữa ngân hàng điện tử và Ví điện tử
Consumer behaviour: Choosing either Ebanking or Ewallet
Chủ đề 4: Mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng – Willingness to pay
- Bài 1: Mức sẵn lòng trả và ý định mua hàng thực phẩm sử dụng công nghệ blockchain: Bằng chứng nghiên cứu cho Việt Nam
Willingness to pay (WTP) and food purchase intentions using blockchain technology: A study in Vietnam - Bài 2: Tác động marketing xanh lên mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng: Phân tích ngành FMCG tại Việt Nam
The impact of green marketing on the willingness to pay of consumers: FMCG sector analysis in Vietnam - Bài 3: Lợi thế của cửa hàng thú cưng phối hợp với mô hình nông trại: Mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng
Advantages of pet store affiliated to farming model: Willingness to pay of consumers
Hi vọng tại Hội nghị này, các học viên MBA sẽ tiếp tục phát triển các đề tài khoa học ứng dụng, đảm bảo cả tiêu chuẩn học thuật và ứng dụng giải quyết vấn đề của doanh nghiệp. Đây là cơ hội để các học viên nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng nghiên cứu nhằm tham gia vào các bậc học cao hơn như DBA hay PhD.
Thông tin về Diễn giả
TS.TRẦN NAM QUỐC
Trần Nam Quốc đạt học vị Tiến sĩ của Đại học Strasbourg, Pháp; và Thạc sĩ kinh tế phát triển của Đại học Erasmus, Hà Lan. Ông có hơn 16 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành kinh doanh chứng khoán, tài chính – ngân hàng, tư vấn chiến lược; 10 năm giảng dạy và phát triển giáo dục đại học. Các lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu: Kinh tế, Quản trị, Tài chính và Phát triển giáo dục. Ông được bổ nhiệm Trưởng Bộ môn Quản trị kinh doanh từ tháng 12/2018 và Phó Trưởng khoa Khoa Kinh tế và Quản trị, Đại học Hoa Sen từ tháng 10/2019.
Nhận thấy rằng chất lượng khoa học trong các luận văn MBA tại Việt Nam đang được đánh giá chưa cao về mặt học thuật, ông đã tìm cách hỗ trợ việc nâng cao khả năng phát hiện vấn đề thực tiễn, tiến hành nghiên cứu khoa học (đảm bảo các tiêu chuẩn học thuật quốc tế) nhằm tìm ra giải pháp ứng dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong khoa học quản trị.
Ông là người sáng lập MBA Conference với mục tiêu nâng cao hàm lượng khoa học trong đào tạo MBA. Trong MBA Conference lần 1 – 2020, với chủ đề: “Nghiên cứu kinh tế hành vi: Tiếp cận phân tích đa chiều – Essays on behavioral economics: a multi-perspective approach”, trong vai trò hướng dẫn khoa học, TS. Quốc cùng với cộng sự – Trợ lý nghiên cứu, ThS. Đặng Hoàng Minh Quân đã hướng dẫn các báo cáo viên (học viên MBA) từ lúc hình thành phát triển ý tưởng đến khi hoàn thành bài báo cáo. Ông hy vọng thông qua Hội nghị này, các báo cáo viên sẽ nhận được nhiều góp ý chuyên môn từ các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm để từ đó tiếp tục hoàn thiện công trình nghiên cứu và tiến tới mục tiêu công bố khoa học trên các tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước.
———
ThS. ĐẶNG HOÀNG MINH QUÂN
Thạc sĩ Đặng Hoàng Minh Quân hiện là Giảng viên cơ hữu – Trợ lý nghiên cứu Khoa Kinh tế & Quản trị – Trường Đại học Hoa Sen. Anh có thời gian công tác giảng dạy và đảm trách vai trò Phó Ban nghiên cứu – Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển, thuộc Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (2014-2019).
Các nghiên cứu của anh chủ yếu liên quan đến mảng nghiên cứu ứng dụng Khoa học công nghệ trong lĩnh vực Kinh tế – xã hội, nghiên cứu xây dựng các chiến lược, quy hoạch, đề án phát triển kinh tế địa phương. Cụ thể, anh đã tham gia thực hiện một số đề án/đề tài liên quan 3 mảng chính: (1) Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội một số địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp); (2) Đề án phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế biên mậu, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch (Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang); (3) Đề tài Khoa học công nghệ (Nâng cao trình độ, kỹ năng người lao động tại TP.HCM; Báo cáo thường niên Sở KH&CN TP.HCM 2017-2019; Tài chính vi mô). Hiện anh đang là chủ nhiệm đề tài “Nâng cao chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) tỉnh Đồng Tháp đến 2025, định hướng 2030”; Trợ lý nghiên cứu nhóm đề tài Liên kết vùng với 2 nhánh: (1) Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản thực phẩm theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm, (2) Liên kết sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường nước vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam; là thành viên chính cho đề án “Báo cáo thường niên về Đánh giá tác động của hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2020.”
Bên cạnh công tác giảng dạy ở trường đại học, anh còn tham gia các hoạt động đào tạo – tư vấn về lĩnh vực phân tích dữ liệu và dự báo trong kinh tế – kinh doanh cho một số doanh nghiệp/tổ chức (Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan, Tổng công ty điện lực TP.HCM, Công ty TNHH MTV Không gian thị trường Việt Nam). Anh cũng là giảng viên thường xuyên của chương trình hỗ trợ các nhà nghiên cứu trẻ của Trung Tâm Khoa học Công nghệ trẻ (Thành đoàn TP.HCM) và Trung tâm tư vấn doanh nghiệp và phát triển kinh tế vùng (CEDZO).
Với mong muốn được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm từ việc nghiên cứu và giảng dạy, trong MBA Conference lần 1 – 2020, chủ đề: “Nghiên cứu kinh tế hành vi: Tiếp cận phân tích đa chiều – Essays on behavioral economics: a multi-perspective approach”, trong vai trò Trợ lý nghiên cứu, anh đã được TS. Trần Nam Quốc mời tham dự để cùng hướng dẫn các báo cáo viên (học viên MBA) từ lúc hình thành phát triển ý tưởng đến khi hoàn thành bài báo cáo. Anh hi vọng sẽ góp một phần nhỏ của mình để giúp học viên tiến bộ, thuận lợi hơn trong việc hoàn thiện các công trình nghiên cứu, và tiến tới công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước.
——